Có những cái tên đẹp được rất nhiều người lựa chọn đặt cho con cháu của mình. Trong đó, phải kể đến một cái tên mà có đến 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là chắc chắn sẽ gặp.
Theo quan niệm của người Việt, cái tên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời. Có những cái tên đẹp được rất nhiều người lựa chọn đặt cho con cháu của mình. Trong đó, phải kể đến một cái tên mà có đến 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là chắc chắn sẽ gặp.
Tiết lộ cái tên được đặt nhiều nhất ở tại Việt Nam
Trong số hàng loạt cái tên hay, tên đẹp được lựa chọn, tên “Anh” là một tên phổ biến nhất. Một cuộc khảo sát cho thấy, tên “Anh” hiện đứng thứ 6 trong danh sách những tên con trai được đặt nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 2,7%. Trong khi đó, ở phía nữ giới thì tên “Anh” lại ở vị trí dẫn đầu với tỷ lệ 7,91%. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay ước tính có khoảng 5 triệu người cùng có tên “Anh”.
Tên “Anh” là một tên phổ biến nhất.
Sở dĩ tên “Anh” được rất đặt nhiều ưu ái như vậy là vì nó mang ý nghĩa tốt đẹp, có thể kết hợp với rất nhiều từ khác, tạo nên cái tên vừa độc, vừa ấn tượng. Tên này cũng rất trung tính, dùng đặt được cho cả nam lẫn nữ.
Theo nghĩa Hán Việt, chữ “Anh” chỉ người tài giỏi, có sự nổi trội, thông minh và cực kỳ giỏi giang toàn diện. Bố mẹ khi đặt tên “Anh” là muốn gửi gắm vào cái tên đó hy vọng con mình sẽ trở thành người thật tinh anh.
- Anh trai bị suy thận, chị dâu bỏ đi, mẹ tôi không hề trách móc còn cúi đầu cảm ơn
- 6 dấu Һιệu ƌộɫ quỵ sau kҺι tắm: NҺιḕu пgườι пҺầm lẫп lạι lȇп gιườпg пgủ, mãι mãι kҺȏпg dậү пữa
- NҺữпg пgườι tuүệt ƌṓι kҺȏпg ăп su Һào dù tҺèm ƌếп mấү
- Có một loạι Ьất ҺạпҺ kҺιếп пgườι пҺà sṓпg пҺư kẻ tҺù
- 7 tҺóι queп cҺuпg của пҺữпg пgườι mắc uпg tҺư sau 40 tuổι
Tên “Anh” của con trai thường được lựa chọn là: Hùng Anh, Tuấn Anh, Hoàng Anh, Đức Anh, Nam Anh, Quốc Anh, Hải Anh, Tùng Anh, Thế Anh, Thái Anh, Việt Anh…
Còn với con gái thì lại có nhiều lựa chọn hơn như: Minh Anh, Trâm Anh, Linh Anh, Ngọc Anh, Mai Anh, Lam Anh, Trúc Anh, Bảo Anh, Lan Anh, Mỹ Anh…
Ngoài ra, tên “Anh” cũng còn được dùng làm tên đệm, tăng thêm ấn tượng cho các tên gọi khác như: Anh Quân, Anh Minh, Anh Tuấn, Anh Đức, Anh Kiệt, Anh Huy…
Cái tên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của con người?
Mỗi chữ cái trong tên đều có mang năng lượng riêng, kết hợp lại sẽ tạo thành một “bản đồ” năng lượng đặc trưng riêng cho từng cá nhân.
+ Tên ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh
Theo quan niệm người Việt, tên không chỉ là một thứ để gọi họ, mà nó còn có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh và cuộc sống của người sở hữu nó. Mỗi chữ cái trong tên đều có mang năng lượng riêng, kết hợp lại sẽ tạo thành một “bản đồ” năng lượng đặc trưng riêng cho từng cá nhân.
+ Tên có ảnh hưởng đến tính cách và số phận
Ngoài ảnh hưởng đến vận mệnh, cái tên của một người còn ảnh hưởng đến tính cách và cả số phận của họ. Những người có tên hợp phong thủy sẽ thường có tính cách tích cực, may mắn và rất thành đạt trong cuộc sống.
Ngược lại, những người có tên không hợp với tử vi phong thủy thường gặp nhiều khó khăn và thách thức, sóng gió trong cuộc sống. Họ sẽ có thể gặp vấn đề về sức khỏe, tài chính hoặc thậm chí cả vấn đề trong các mối quan hệ.
+ Tên ảnh hưởng đến tương lai
Việc chọn tên cho con cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Về tâm lý, một đứa trẻ có cái tên đẹp sẽ có cuộc sống sung sướng, phấn khởi, tự tin và rất dễ thành đạt hơn trong tương lai. Ngược lại, những đứa trẻ có tên không phù hợp lại thường rất ngại ngùng, tự ti, ít nói. Nó ảnh hưởng đến tâm lý, cách hành xử và việc đưa ra quyết định trong tương lai. Vì vậy, việc lựa chọn tên cho con cũng là một quyết định rất quan trọng mà cha mẹ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Bạn quan tâm : Mẹ nam sinh Việt nói 8 thứ tiếng, được tiến sĩ Mỹ nhận xét “uyên bác như bác học“: “Dạy con thành nhân trước khi thành tài”
Chị Nguyễn Hải Bình, mẹ của cậu bé đa tài Ngô Hải Nhất Minh – nói tốt 8 thứ tiếng, đỗ 5 trường THPT tại Mỹ nhấn mạnh đến việc xây dựng cho con giá trị đạo đức và giá trị sống ngay từ khi còn nhỏ.
PV Dân trí có cuộc trò chuyện với chị Hải Bình về định hướng nuôi dạy, phương pháp giáo dục con phát triển toàn diện .
Dạy thói quen “cảm ơn/ xin lỗi” và giá trị sống căn bản
PV: Để nuôi dạy con ngoan ngoãn, phát triển bản thân tốt nhất chắc hẳn gia đình phải xây dựng, trang bị cho con những giá trị sống căn bản từ bé? Đó là những giá trị nào?
Chị Hải Bình: Giữa cuộc sống hối hả và thay đổi từng ngày, tôi và chồng luôn có ý thức dạy con hình thành, nuôi dưỡng và duy trì những giá trị đạo đức, giá trị sống như: sự tự tin, tính tự lập, tính kỷ luật, trung thực, cảm thông, yêu thương…
Trên hết, chúng tôi cho rằng giá trị gia đình chính là nền tảng giáo dục tiên quyết, tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ đối với con cái và ngược lại, những điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất của trẻ ngay từ khi mới sinh ra và trưởng thành về sau.
Vì vậy, mặc dù rất bận rộn nhưng chúng tôi luôn duy trì thói quen thường xuyên cho con về thăm ông bà nội, ngoại để con hình thành thói quen biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Tự tin là biểu hiện cao nhất của sự tự lập, nó giúp con không lùi bước trước khó khăn và dũng cảm tiến về phía trước, giúp con mạnh dạn, nỗ lực vươn tới thành công và đạt được mọi ước mơ.
Chị Hải Bình và con trai Nhất Minh.
Tôi dạy con trung thực vì tôi cho rằng dạy con nói thật dễ hơn sửa con nói dối. Để làm được điều này, ba mẹ cần làm gương và khiến bé tin tưởng để thú thật mọi chuyện, bao gồm cả những sai phạm.
Chỉ khi chúng ta làm cho con đủ tin tưởng con sẽ chia sẻ hết những vui buồn, tâm sự trong cuộc sống. Dạy con tính trung thực từ bé, chúng ta sẽ không phải lo lắng, nghi ngờ bất cứ lời nào con nói.
Từ nhỏ, tôi luôn giao những nhiệm vụ nho nhỏ và dễ dàng cho bé như: Tự thu dọn đồ chơi và sắp xếp chúng trên các giá, kệ… gọn gàng, ngăn nắp, hoặc khi vào nhà vệ sinh phải đi dép theo quy định… không cần ba mẹ nhắc.
Tôi nhớ có lần tôi vội nên đã đi dép trong nhà vào khu vệ sinh và bị Minh phát hiện (năm đó Minh đang học lớp 1) bé phê bình mẹ luôn “Tại sao mẹ đi dép lông vào nhà vệ sinh? Mẹ đã vi phạm quy tắc do chính mẹ đề ra”, tôi giật mình, tuy nhiên đã rất vui và ngạc nhiên xen lẫn khâm phục em bé của mình.
Minh đã được ba mẹ dạy tính kỷ luật và trách nhiệm cùng một lúc, cả hai điều này đều rất quan trọng khi con trưởng thành, tôi nghĩ thế.
Biết tôn trọng người khác cũng là một trong những giá trị quan trọng cần dạy con càng sớm càng tốt. Nếu không, sẽ rất khó để điều chỉnh thái độ và hành vi của trẻ khi lớn lên, vì nếu sau này con thành đạt mà thiếu tính cách này, con sẽ dễ coi thường mọi người.
Trong bản năng của trẻ không tự nhiên xuất hiện những câu “Cảm ơn” hoặc “Xin lỗi” nếu trẻ không được người lớn hướng dẫn và nhắc nhở thường xuyên.
Chúng tôi đã dạy con ngoan làm quen với những câu nói đó từ nhỏ, cộng với môi trường giáo dục của Pháp từ bậc mẫu giáo nên sự lịch lãm đã sớm được định hình trong giao tiếp hàng ngày của Minh.
Ngoài ra, còn là sự thân thiện, hòa đồng; tự chịu trách nhiệm với bản thân và có trách nhiệm với người khác; những bí quyết để có khả năng sinh tồn mạnh mẽ vv…
Cháu Minh là con thứ mấy trong gia đình? Để có kiến thức, kinh nghiệm nuôi dạy con, anh chị chuẩn bị thế nào?
Vợ chồng chúng tôi chỉ có một mình Minh nên cháu được ông bà, cha mẹ yêu chiều và quan tâm nhiều, tuy nhiên cũng vì thế mà Minh chịu nhiều áp lực hơn trong học tập và rèn luyện.
Từ nhỏ Minh đã thể hiện là một cậu bé khá đặc biệt, tôi phát hiện ra khi con mới hơn 1 tuổi đã thuộc lòng một bài thơ rất dài mà tôi mới chỉ đọc một lần từ quyển sách lớp 1.
Hay việc cuối tuần gia đình tôi thường xuyên đi siêu thị, Minh không chạy ra phía đồ chơi như các bạn cùng trang lứa mà lại chạy vào chỗ nhà sách để lục lọi và xem tranh ảnh rồi đòi mẹ mua về đọc cho nghe…
Tất cả những biểu hiện của con về nhận thức và hành động đã khiến vợ chồng tôi phải tìm hiểu rất nhiều để có kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con một cách tốt nhất.
Chị Hải Bình và chồng dạy con trai về sự tự tin, tính tự lập, tính kỷ luật, trung thực, cảm thông, yêu thương gia đình từ bé.
Không có gì quan trọng hơn là giáo dục trẻ từ nhỏ
Quan điểm xuyên suốt trong nuôi dạy con của chị và gia đình là gì?
Tôi thích đọc sách của người Nhật, người Do Thái… Tôi rất tâm đắc với quan điểm của 1 nhà giáo dục người Do Thái – Bawe và đặt nó thành “chân lý” trong việc nuôi dạy con của mình: “Trong cuộc đời con người không có gì quan trọng hơn là giáo dục trẻ từ nhỏ, chúng ta nên tìm mọi cách để trí tuệ, khả năng của trẻ được phát huy tối đa”.
Vì vậy, tôi luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng, bồi dưỡng khả năng thiên phú cho Minh từ nhỏ để đặt nền tảng vững chắc cho con sau này.
Áp dụng quan điểm của người Do thái, chúng tôi luôn dạy con: “Người có trí tuệ là người hạnh phúc”, “Địa vị của học thức còn cao hơn địa vị của Quốc vương”, “Khi nhà cháy con nên đem theo trí tuệ”…
Chúng tôi luôn quan tâm giáo dục ngôn ngữ và khuyến khích Minh học nhiều ngoại ngữ từ sớm, vì trẻ từ 0-6 tuổi là thời kỳ đại não phát triển nhanh nhất.
Bắt đầu học tiếng Pháp từ năm 4 tuổi, năm 12 tuổi Minh đã có thể nói tốt 7 ngôn ngữ, trong đó đọc thông viết thạo 5 ngôn ngữ. Đặc biệt là tất cả các ngôn ngữ này đều do Minh tự học (ngoại trừ tiếng Pháp).
Gần đây một số nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng chính việc sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc đã kích hoạt sự kết nối các nơ-ron thần kinh trong não bộ của trẻ. Có lẽ quan điểm của chúng tôi trong giáo dục con đã theo hướng đúng.
Nuôi con khôn lớn là cả hành trình dài và chặng khởi đầu cũng không kém phần quan trọng. Tại sao gia đình định hướng cháu học tại trường quốc tế chuyên tiếng Pháp từ mẫu giáo?
Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với nền văn hóa vĩ đại, là “trung tâm văn hóa” của thế giới… Đó là lý do chúng tôi đã quyết định gửi gắm đứa con duy nhất vào trường Quốc tế Pháp từ bậc mẫu giáo 4 tuổi.
Chị và chồng hiện hoạt động trong lĩnh vực nào? Bố mẹ có định hướng con theo ngành của mình hay không?
Chồng tôi làm việc trong lĩnh vực Kinh tế Đầu tư. Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực Di trú. Chúng tôi luôn tôn trọng và ủng hộ mọi quyết định của con.
Hiện tại Nhất Minh đã trở thành học sinh lớp 11, tự lập xa vòng tay bảo bọc chăm sóc của bố mẹ và là một cậu bé đa tài… Làm thế nào để con phát triển thành người toàn diện, thưa chị?
Chúng tôi rất may mắn vì Minh sinh ra là cậu bé sẵn có một trái tim nhân hậu. Đây là yếu tố thiên bẩm không thể thay đổi và nó là tiền đề cho nhân cách ở mỗi người.
Tôi cho rằng dạy dỗ con trẻ không cần những điều to tát, chỉ cần quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ với trẻ…
Dạy con trở thành người có nhân cách tốt “Thành nhân trước khi thành tài”.
Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời…
Một cậu bé Việt 17 tuổi nói tốt đến 7 ngoại ngữ? Là một người mẹ chị có thể chia sẻ phương pháp học tập của con mình?
Chúng tôi luôn định hướng và khuyến khích con học ngoại ngữ từ nhỏ, khi phát hiện ra Minh có nhiều khả năng đặc biệt ngoài khả năng tuyệt vời là trí nhớ, nên việc học ngoại ngữ sẽ là rất ưu việt đối với con.
Tôi thường nói với con “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”, và Minh đã nói “Con sẽ sống rất nhiều cuộc đời cộng lại cho thật ý nghĩa mẹ nhé!”, vậy là Minh học…
Minh luôn biết vận dụng linh hoạt mọi điều kiện thuận lợi để học các ngôn ngữ một cách hiệu quả, học thông qua các trò chơi hay những vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Con thường xem các chương trình giải trí ưa thích bằng những ngôn ngữ khác nhau và qua đó tự thuộc thêm nhiều từ mới.
Việc học ngôn ngữ một cách tự nhiên này đã trở thành một cuộc đua đầy trí tuệ và hấp dẫn, khiến con luôn thách thức bản thân phải nhớ được nhiều hơn, nói được dài hơn và nhuần nhuyễn hơn những câu trong ngôn ngữ mà con đang học, đồng thời thể hiện được sự kiên nhẫn cao hơn trong học tập. Thông thường chỉ sau khoảng 1 tuần Minh đã có thể giao tiếp đơn giản một ngôn ngữ mới.
Tôi nhận thấy phần thưởng cho những nỗ lực tập luyện kiên trì của con chính là việc con được tận hưởng cảm giác hào hứng, tự do và độc lập trong giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách tự tin và dễ dàng trong mỗi chuyến du lịch đến các quốc gia khác nhau mà chúng tôi đã đặt chân đến.
Tuy đi cùng ba mẹ nhưng Minh luôn thể hiện sự làm chủ của mình trên nước bạn bởi khả năng ngôn ngữ và sự hiểu biết của bản thân về nền văn hóa, con người trên từng quốc gia.
Để khơi gợi tiềm năng của con, chị áp dụng trường phái giáo dục yêu thương hay kỷ luật? Chị khuyến khích, thưởng phạt ra sao?
Chúng tôi áp dụng cả 2 trường phái giáo dục như bạn đã nói, lúc cương, lúc nhu để con luôn cảm nhận được sự yêu thương và trách nhiệm.
Chúng tôi luôn tôn trọng con, bởi khi trẻ cảm thấy được tôn trọng sẽ tự tin khám phá chính bản thân mình, từ đó sẽ tối đa hóa sự sáng tạo của trẻ.
Khi mắc lỗi Minh thường tự nhận ra và tỏ thái độ ăn năn, xin lỗi ba mẹ trước và nhanh chóng sửa lỗi.
Phần thưởng chúng tôi dành cho con sau những thành tích đạt được là những chuyến đi du lịch khám phá thế giới để trải nghiệm những gì con đã học.
Có nhiều phụ huynh hiện đại trong cuộc sống bận rộn không có thời gian dành cho con? Hoặc có những phụ huynh giao phó con cho thầy cô, nhà trường. Chị quan điểm thế nào?
Theo tôi, nên cân bằng giữa cả 3 bên: nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhà trường kết hợp với gia đình vẫn là phương pháp tối ưu để con phát triển toàn diện. “Có thể bạn không sinh ra một thiên tài nhưng nếu biết nuôi dạy, kích thích sự phát triển trí não của con thì chắc chắn con bạn sẽ có sự phát triển trí tuệ vượt trội”.
Đã có lần con không ngoan ngoãn hay khiến bố mẹ phải đau đầu chưa? Những lần đó chị giải quyết bằng cách gì?
Minh luôn là đứa trẻ hiền lành, ngoan ngoãn, lễ phép, khiêm tốn, biết nhường nhịn và vâng lời từ nhỏ, chưa bao giờ con khiến chúng tôi phiền lòng, chỉ có duy nhất 1 thời điểm đó là khi vào cấp 2 – giai đoạn dậy thì với sự thay đổi tính cách, muốn được mọi người xem mình là người lớn thì con cũng có những biểu hiện về sở thích không như ý tưởng của mình.
Việc con không thích cắt tóc mà muốn để tóc dài buộc như nghệ sỹ, cách ăn mặc theo xu thế mà mình cố tình tự chọn đồ là con không thích mặc… tất cả những thứ đó lúc đầu khiến tôi cảm thấy khó chịu, muốn con theo ý mình.
Nhưng rồi chính tôi lại là người đã suy nghĩ lại, vì môi trường học tập của con không gò bó vào những khuôn phép cổ hủ, các con được tự do thể hiện cá tính sở thích cá nhân và điều đó kích thích sự sáng tạo trong tư duy, vậy thì tại sao tôi lại bắt con phải theo sở thích của mình?
Gia đình chị Bình luôn đồng hành sát cánh cùng con trong mỗi chặng đường phát triển.
Có lẽ hiếm bố mẹ nào tránh được sai lầm trong quá trình nuôi dạy con, chị có lần nào mắc lỗi trong dạy con hay chưa?
Đó là: Luôn can thiệp quá sâu và cuộc sống và suy nghĩ của con. Có lẽ đây là sai lầm của đa số bố mẹ Việt trong đó tôi là một điển hình, tôi luôn muốn theo sát từng bước đi của con, muốn con chia sẻ tất cả những gì thuộc về nó…
Nếu con không đi du học mà vẫn ở nhà thì có lẽ nó mãi là một đứa trẻ trong tôi.
Đồng hành cùng con trong mỗi giai đoạn
Bố mẹ hướng dẫn còn sắp xếp phân bổ thời gian giữa học tập và các hoạt động ngoại khoá, thể chất thế nào? Chị có bao giờ lo lắng con chăm chỉ học tập quá sẽ… đánh mất tuổi thơ?
Minh là người rất chăm chỉ luyện tập thể thao từ nhỏ, mỗi ngày thường dành 1-2 tiếng luyện tập, nhưng khi sang Mỹ thì chương trình học rất nặng, chiếm nhiều thời giờ nên để sắp xếp thời gian cho ngoại khóa là một sự cố gắng lớn của Minh, tuy nhiên con đã làm tốt.
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, không biết gia đình có những chiến lược ở từng thời điểm đồng hành cùng con hay không?
Chúng tôi luôn có những dự định và đề ra mục đích thực hiện cho từng giai đoạn, đồng hành cùng con để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra.
Nhất Minh đi du học khá sớm, gia đình đồng hành cùng con thế nào trong hành trình đó, đặc biệt là giai đoạn con sinh sống, học tập một mình ở môi trường mới?
Thời gian đầu khi con xa nhà, chúng tôi đã vô cùng lo lắng và căng thẳng, thậm chí tôi đã bị mất ngủ trầm trọng trong hơn 1 tháng đầu xa con cho dù vẫn liên lạc đều đặn hàng ngày, nhưng không thể tránh khỏi những lo âu, xót xa và thương con còn nhỏ tuổi, chỉ biết học hành mà chưa được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để sống tự lập ở một nơi hoàn toàn xa lạ…
Dạy con “thành nhân trước khi thành tài” là phương châm của bà mẹ xinh đẹp, trẻ trung này.
Được biết, Minh xuất sắc trúng tuyển cả 5 trường PTTH nội trú danh giá tại Mỹ. Nhiều gia đình cũng rất quan tâm đến vấn đề tài chính chuẩn bị cho con du học, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm?
Khi chuẩn bị hồ sơ du học cho con, ngoài hồ sơ học tập thì hồ sơ chứng minh tài chính là rất quan trọng. Đa số phụ huynh Việt Nam mắc sai lầm khi thực tế họ có thu nhập cao nhưng lại không có sẵn chứng từ để chứng minh nguồn thu nhập (vì họ đã tránh nộp thuế).
Vì vậy để có một bộ hồ sơ tài chính hợp lệ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ thông tin, lên lộ trình du học sớm để có đủ thời gian hoàn thiện hồ sơ tài chính.
Những kỷ niệm đáng nhớ, xúc động trong hành trình nuôi dạy con từ bé đến giờ của chị?
Có vô vàn những kỷ niệm ngọt ngào đáng nhớ trong suốt những năm tháng qua, dường như nhìn vào bất cứ đâu trong ngôi nhà này, hay khi đi trên những con đường, góc phố, nghe những bản nhạc quen thuộc… tất cả đều gợi lên trong tôi những xúc động và nỗi nhớ con khôn nguôi…
Theo chị, để nuôi con tốt cha mẹ có cần nâng cao năng lực của bản thân để trở thành người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng?
Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và mãi mãi của con cái, tác động của giáo dục gia đình đến con trẻ rất sâu sắc, phương pháp giáo dục của cha mẹ sẽ để lại dấu ấn trong nhân cách của đứa trẻ.
Vì vậy cha mẹ cần ý thức rõ vai trò, trách nhiệm, ảnh hưởng của mình đến việc giáo dục con, từ đó không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân để trở thành tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.
Cảm ơn chị vì những chia sẻ chân tình!