Thông tin về cô dâu Việt Nam 20 tuổi Huỳnh Mai bị người chồng Hàn Quốc đánh gãy 18 xương sườn cho đến chết sau gần 2 tháng kết hôn tại HQ khiến dư luận phẫn nộ. Chiều qua, 13/8, PV Tiền phong đã tìm về tận nhà gia đình Mai.
Đám cưới Huỳnh Mai được tổ chức tập thể tại nhà hàng Thiên Thai (Ảnh tư liệu của gia đình).
Phận nghèo
Lần theo địa chỉ do Sở Tư pháp Kiên Giang cung cấp, tôi tìm về ấp Ngọc An, xã Ngọc Chúc (Giồng Riềng, Kiên Giang), nơi gia đình Huỳnh Mai sinh sống.
Đó là một vùng quê nghèo miền sông nước Nam Bộ, cách TP Rạch Giá chừng 50km về phía đông. Người thợ hớt tóc ven kênh chỉ tay nói:
“Cứ đi qua cầu, rẽ trái men theo bờ kinh chừng 300m, nhà nào mái tranh lụp xụp nhất là nhà của Huỳnh Mai”.
Khi tôi tới, một số bà con làng xóm đang kẻ đứng, người ngồi chia buồn cùng gia đình. Di ảnh của Huỳnh Mai nghi ngút khói đặt phía bên trái trong căn nhà lá lụp xụp, chật chội, xiêu vẹo.
Mẹ của Mai đang nằm tại bệnh viện Kiên Giang chờ ngày mổ ung bướu. Hai người em của Mai cũng đã phải bỏ học từ lớp 6 để đi làm thuê kiếm sống.
- CҺăm sóc mẹ cҺồпg ở ЬệпҺ vιệп Һết mực cҺu ƌáo, vȏ tìпҺ пgҺe một cȃu пóι củɑ Ьà, tȏι ƌɑu lòпg Ьỏ vḕ пgɑү troпg ƌȇm
- Tôi là cô gái 23 tu;ổ;i, sinh ra từ mối tình ngang trái giữa mẹ và một người đàn ông đã có gia đình. 25 năm trước, bố tôi – khi đó là người đàn ông có vợ và hai con – đi công tác xa và tình cờ gặp mẹ. Năm tôi 18 t;u;ổi, cơ hội gặp lại bố xuất hiện khi tôi lên Hà Nội học đại học. Vợ của bố biết đến sự tồn tại của tôi và, thật bất ngờ, bà không cấ;m đoán tôi gặp ông. Bà tỏ ra bao dung, thậm chí còn chủ động gọi tôi đến mỗi khi nhà có việc. Cách đây 10 năm, ông bà nội tôi bán đất và chia tiền cho các con. Với phần được chia, bố và vợ đã mua lại căn hộ chung cư từ nhà ngoại để cho thuê, đồng thời mua thêm một căn nhà để cả gia đình sinh sống. Tôi nghe mọi người kể rằng căn hộ chung cư là tài sản chung của bố và bà. Đến khi tôi học năm thứ hai đại học, bố bảo tôi dọn đến căn hộ chung cư đó ở. Ông còn khẳng định sau này căn hộ sẽ thuộc về tôi. Hai năm trước, bố tôi mất đ;;ột ng;ộ;t vì t;a;i n;ạ;n giao thông. M;ấ;t đi ông, tôi đ;a;u đ;ớ;n như m;ấ;t đi một phần chỗ dựa tinh thần lớn lao. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi có ý định đón mẹ lên Hà Nội để sống cùng mình. Vợ của bố nói với tôi bằng thái độ dứt khoát: “Căn hộ này là của tôi, cô chỉ ở nhờ. Nếu muốn đón mẹ cô lên, hãy dọn ra ngoài. Đây không phải nhà của cô.” Nói đến đây tôi mới ng;ã ng;ửa về sự thật…
- Troпg vườп trồпg 5 cȃү, coп cҺáu suпg túc, пgũ pҺúc ƌếп cửa, là 5 cȃү gì?
- 5 vιệc cҺa mẹ cứ vȏ tư làm, пҺưпg vḕ sau coп cáι pҺảι trả пgҺιệp
- Ngườι xưa пҺắc: ‘NҺà có 9 ƌιḕm làпҺ, gιa ƌìпҺ có pҺúc Ьáo’, ƌó là пҺữпg ƌιḕm пào?
Huỳnh Mai và chồng trong ngày cưới. Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp
“Em đã cố gắng rất nhiều để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tốt, em mong muốn một gia đình đầm ấm. Em rất muốn nói chuyện nhiều với anh, em cũng như những người con gái khác rất muốn đối xử tốt với chồng. Nhưng sao anh lại không quan tâm tới em? Em mong muốn có một gia đình đầm ấm và trở thành một người vợ tốt đối với chồng, nhưng ước mơ thật giản dị đó của em đã không trở thành hiện thực…
Lúc còn ở VN, em làm rất vất vả nhưng vẫn không đủ tiền cho sinh hoạt và cũng không thể để dành được. Em sang bên này cũng mong muốn anh hiểu cho em”.
(Trích nội dung lá thư cuối cùng của Huỳnh Mai)
Cha của Huỳnh Mai – anh Huỳnh Văn Sáu (SN 1965), gương mặt bơ phờ, chưa hết hoang mang. Anh không hiểu vì sao con mình lại bị sát hại dã man, kinh hoàng như thế.
Anh Sáu kể: “Vợ chồng tôi sinh được 3 người con, 2 gái, 1 trai. Huỳnh Mai là con gái đầu lòng, sinh năm 1987. Gia đình nghèo, không có nhà cửa, ruộng đất, mấy chục năm vợ chồng lấy nhau là mấy mươi năm đi làm thuê. Ngôi nhà lá này cũng ở nhờ của người khác…”.
Nhà nghèo, Huỳnh Mai phải bỏ học từ năm lớp 7, và cũng từ đó Mai phải đi làm thuê, làm mướn cùng cha mẹ.
Năm 15 tuổi, Mai đi làm cho một Cty thủy sản ở Cà Mau, được một thời gian lại về làm công nhân cho một xưởng chế biến gỗ ở Bình Dương. Ngày 23/12/2006, nhờ mai mối, Huỳnh Mai lấy chồng người Hàn Quốc, đám cưới tổ chức tại nhà hàng Thiên Thai.
Day dứt của người cha
“Đám cưới của con Mai chung với 2 cô gái Việt khác nữa cũng lấy người Hàn Quốc. Tôi cũng không biết con rể tên gì, chỉ nghe người phiên dịch nói là Chan Shan Hoo gì đó, làm nghề lái taxi. Ngày cưới phía môi giới chỉ cho phép nhà gái đi dự 15 người.
Lúc tổ chức lễ cưới chú rể đưa 1 phong bì. Tan tiệc phía môi giới gọi chúng tôi lại yêu cầu đưa phong bì cho xem, có 400 USD và họ lấy 200 USD, nói là tiền lệ phí gì đó.
Cha và người em út của Huỳnh Mai bên mái tranh nghèo . Ảnh : Hồng Lĩnh
Phía nhà gái chúng tôi cũng tổ chức đám cưới mừng cháu nhưng không có chú rể. Nó chỉ về nhà tôi một ngày đó, sau đó về Kiên Giang phỏng vấn. Mấy trăm đô nó đưa cũng chỉ đủ tiền thuê xe đi lại” – Anh Sáu kể trong nước mắt.
Ngày 22/3/2007, Mai lên máy bay sang xứ người làm dâu. Anh Sáu đâu ngờ, đó cũng là ngày cuối cùng anh vĩnh biệt người con gái.
Anh Sáu cho biết: “Qua Hàn Quốc cứ 3 – 4 ngày con gái tôi lại điện thoại về nhà, nó hỏi thăm sức khỏe mọi người, cuộc sống gia đình nhưng tuyệt nhiên không than phiền về hoàn cảnh, đời sống riêng tư của nó.
Khoảng giữa cuối tháng 6/2007 thì không thấy con tôi điện về nữa, tôi chẳng biết chuyện gì.
Ngày 9/8, Đài truyền hình KBS phát sóng về vụ Huỳnh Mai bị Jangamuke- chồng cô sát hại dã man, chỉ vì cô muốn được trở về Việt Nam. Sau 8 ngày bị giết, người ta mới phát hiện xác nạn nhân trong tầng hầm căn nhà của Jangamuke ở phường Munhoa, thành phố Cheonan (Hàn Quốc).
Ngày 18/7, xác nạn nhân được hỏa táng và tro của Mai hiện đang được lưu giữ tại Cheonan. Vụ việc ngay lập tức gây chấn động dư luận Hàn Quốc.
Trước khi chết, Huỳnh Mai để lại bức thư, kể rằng ngay từ khi bước chân vào nhà chồng, cô đã bị chồng bắt nhốt trong nhà, không cho tiếp xúc với hàng xóm. Mai muốn đi học tiếng Hàn chồng cũng không cho đi.
Sau khi sát hại vợ, Jangamuke đã bỏ trốn và ngày 5/8 bị Cảnh sát thành phố Cheonan bắt giam.
Đến ngày 12/7 thì thấy Công an tỉnh Kiên Giang đến nhà thông báo con gái tôi đã bị chính chồng nó sát hại. Tôi quá bất ngờ và căm phẫn. Gia đình chỉ mong cháu tìm được hạnh phúc nơi xứ người, vậy mà…”.
Theo lời kể của gia đình và hàng xóm, Huỳnh Mai là một cô gái hiền lành, chịu thương chịu khó, sống tự lập từ năm 14 tuổi. Cuộc đời Mai chưa một ngày được sung sướng. Tiền đi làm công nhân góp lại đưa về cho ba má hết.
Trước ngày lên máy bay theo chồng về Hàn Quốc, Mai còn đi cắt lúa mướn lấy tiền cho ba má.
Bước chân vào căn nhà lá mà anh Sáu ở nhờ, tôi thấy trên vách tường tranh còn treo những hình ảnh bé Huỳnh Mai thơ ngây, xinh đẹp ngày nào. Không ai có thể ngờ, một cô gái ngoan hiền như Mai lại bị sát hại dã man bởi chính bàn tay người chồng.
Chiều muộn, xóm nghèo buồn thảm, chốc chốc lại có người sang chia buồn cùng gia đình anh Sáu, thắp nén nhang tưởng nhớ người xấu số. Tôi đi mà lòng day dứt mãi lời anh Sáu: “Nghĩ đến con mà lòng tôi đau thắt, không biết cách nào mang được nắm tro của con về!?”.