Có những gia đình thương con trai không hết, ngược lại, có những gia đình xem con gái như thể duy nhất và trên hết. Sự thiên vị của cha mẹ khiến những đứa con, dù là ai vẫn chịu tổn thương.
Trước đây, theo quan niệm cũ, cha mẹ thường trọng con trai hơn vì cho rằng con gái lấy chồng là bát nước hắt đi, còn con trai sau này đảm đương việc thờ cúng tổ tiên ông bà, phụng dưỡng cha mẹ già. Tuy nhiên, suy nghĩ này nay đã khác.
Trong nhiều gia đình bây giờ, lắm khi báo tin vui sinh con gái cả nhà lại nhảy cẫng lên vui mừng và ngược lại. Nhiều người sau khi suy tính thiệt hơn vẫn bảo sinh con gái bây giờ là phúc. Có chồng, con gái cũng vun vén cho nhà mẹ ruột. Về già, cũng chỉ còn mỗi con gái trông nom, săn sóc, bưng cho bát cơm, đút cho miếng cháo, ốm đau kề cận.
Cũng bởi suy nghĩ này mà nhiều người lớn tuổi, trước còn bảo thủ thì nay đã bắt đầu muốn “quay xe”, vun vén cho con gái.
Ảnh minh họa: douyin
Dì Dương và chồng sau bao năm tháng chăm chỉ cũng được hưởng mức lương hưu hậu hĩnh. Hai con đều đã lớn, lập gia đình nên có thể gọi là thảnh thơi an hưởng tuổi già. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Chồng của dì đột ngột ngã quỵ trong một lần dắt thú cưng đi dạo gần nhà. Sau 3 tiếng nhập viện thì ông không qua khỏi.
- NҺữпg пgườι Ьị uпg tҺư tҺườпg có 8 ƌιểm cҺuпg vào Ьuổι sáпg, пҺấɫ là sau 40 tuổι rõ mồm một
- CҺăm sóc mẹ cҺồпg ở ЬệпҺ vιệп Һết mực cҺu ƌáo, vȏ tìпҺ пgҺe một cȃu пóι củɑ Ьà, tȏι ƌɑu lòпg Ьỏ vḕ пgɑү troпg ƌȇm
- Tôi là cô gái 23 tu;ổ;i, sinh ra từ mối tình ngang trái giữa mẹ và một người đàn ông đã có gia đình. 25 năm trước, bố tôi – khi đó là người đàn ông có vợ và hai con – đi công tác xa và tình cờ gặp mẹ. Năm tôi 18 t;u;ổi, cơ hội gặp lại bố xuất hiện khi tôi lên Hà Nội học đại học. Vợ của bố biết đến sự tồn tại của tôi và, thật bất ngờ, bà không cấ;m đoán tôi gặp ông. Bà tỏ ra bao dung, thậm chí còn chủ động gọi tôi đến mỗi khi nhà có việc. Cách đây 10 năm, ông bà nội tôi bán đất và chia tiền cho các con. Với phần được chia, bố và vợ đã mua lại căn hộ chung cư từ nhà ngoại để cho thuê, đồng thời mua thêm một căn nhà để cả gia đình sinh sống. Tôi nghe mọi người kể rằng căn hộ chung cư là tài sản chung của bố và bà. Đến khi tôi học năm thứ hai đại học, bố bảo tôi dọn đến căn hộ chung cư đó ở. Ông còn khẳng định sau này căn hộ sẽ thuộc về tôi. Hai năm trước, bố tôi mất đ;;ột ng;ộ;t vì t;a;i n;ạ;n giao thông. M;ấ;t đi ông, tôi đ;a;u đ;ớ;n như m;ấ;t đi một phần chỗ dựa tinh thần lớn lao. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi có ý định đón mẹ lên Hà Nội để sống cùng mình. Vợ của bố nói với tôi bằng thái độ dứt khoát: “Căn hộ này là của tôi, cô chỉ ở nhờ. Nếu muốn đón mẹ cô lên, hãy dọn ra ngoài. Đây không phải nhà của cô.” Nói đến đây tôi mới ng;ã ng;ửa về sự thật…
- Troпg vườп trồпg 5 cȃү, coп cҺáu suпg túc, пgũ pҺúc ƌếп cửa, là 5 cȃү gì?
- 5 vιệc cҺa mẹ cứ vȏ tư làm, пҺưпg vḕ sau coп cáι pҺảι trả пgҺιệp
Mất chồng, thế giới cây cao bóng cả của dì như sụp đổ trước mắt. Để khuây khỏa, dì đăng ký tham dự nhiều buổi workshop nấu ăn, thêu thùa và gặp gỡ nhiều người. Trong những buổi chuyện trò của các bà, thỉnh thoảng có người hỏi dì “Về già thích ở cùng con trai hay con gái?”. Khi ấy dì chẳng mấy để tâm.
Dù chồng đã mất nhưng tình cảm vợ chồng bao nhiêu năm sao có thể phai lạt. Dì vẫn luôn xem như ông còn đó, quanh quẩn cùng dì trong mọi việc thường nhật.
Hôm giỗ đầu, dì tự tay làm tất cả mọi thứ thật tươm tất và chỉ còn chờ các con đưa cháu về giỗ ông là coi như hoàn hảo. Cô con gái và con rể tranh thủ thu xếp công việc đưa các con về nhà ngoại. Căn nhà trống trải, thiếu vắng tiếng cười đùa bỗng trở nên rộn ràng. Chỉ còn chờ con trai đưa vợ và cháu nội về nữa là đông đủ.
Giờ cúng giỗ đến gần, vẫn không thấy con trai đâu, dì Dương sốt ruột bắt máy gọi thì đầu dây bên kia, con dâu chỉ trả lời gọn lỏn một câu “Tụi con quên mất”. Trong lòng dì khi ấy sụp đổ về niềm tin với con trai.
Vốn dĩ, ngày giỗ đầu của cha, con trai trưởng phải có trách nhiệm lo toan hết. Đằng này, mẹ ở nhà đã làm từ A tới Z, chỉ có mỗi một việc đem vợ con đến, thắp cho cha một nén nhang rồi quây quần ăn mâm cúng mà cũng không làm được.
Ảnh minh họa
Khi đó, trong đầu dì Dương đã thầm nghĩ chẳng còn trông nhờ gì được vào con trai nên sau này về già sẽ chỉ biết cậy dựa vào con gái. Con gái dì Dương chỉ có mỗi tội là không giỏi việc nhà nhưng lại có hiếu với mẹ. Còn con rể của dì cũng rất chu toàn, biết nghĩ cho nhà vợ, lại nhiệt tình và chu đáo. Xét đủ mọi mặt được cả vợ lẫn chồng nên dì xem như đã sắp đặt xong tuổi già cho mình.
Trước đây, khi còn chồng, cả hai đã mua một miếng đất ngoại thành rất rộng rãi, có sẵn một căn nhà lớn một tầng. Dự tính, khi về già, hai ông bà sẽ về vui thú điền viên, sống những ngày tháng cơm canh vườn nhà, trà chiều bên suối, an nhiên ở tuổi bên kia sườn dốc. Tuy nhiên, từ khi chồng mất, dì Dương không còn nghĩ đến nó nữa.
Bất ngờ, ngôi nhà nằm trong diện quy hoạch mở đường. Dì Dương được nhận khoản bồi thường như vớ bở khoảng 1 triệu nhân dân tệ.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dì quyết định đưa 800.000 cho con gái, chỉ giữ lại 200.000 mà không đưa bất kỳ một đồng xu nào cho con trai.
Khi hay tin, con trai tức tốc về gặp dì để làm cho ra lẽ. Vợ chồng anh sống ở phố nhưng căn hộ chỉ được 40 mét vuông. Cả nhà gồm 2 vợ chồng 2 đứa con đều phải xoay xở trong diện tích chật hẹp khi nhu cầu sinh hoạt ngày một cao. Anh tỏ ý mong mẹ nghĩ lại, chia số tiền 800.000 kia đồng đều cho công bằng. Theo đó, anh sẽ hưởng 400.000 để sắp xếp đổi một căn nhà rộng rãi hơn cho các con, còn chị gái nhận số tiền tương đương. Làm như vậy sẽ công bằng cho cả hai.
Nhưng dì Dương rất cứng lòng. Dì nói số tiền 800.000 cho con gái là khoản đầu tư về già, dì sẽ nương tựa vào đó chứ không phải con trai, vì vậy đừng mơ tưởng gì đến số tiền đó nữa.
Người con trai thấy mẹ cố chấp nhưng vẫn nhẫn nại cố thuyết phục. Anh nói rằng con gái lấy chồng chỉ là bát nước hắt đi. Nếu mẹ muốn có người phụng dưỡng thì đâu phải chỉ con gái mới lo chu toàn được. Hơn nữa, điều kiện kinh tế bên nhà chị gái rất tốt, không có khoản tiền đó cũng không là vấn đề lớn. Trong khi anh và vợ đều là những người làm công ăn lương, thu nhập không đáng là bao, đầu tư nhà lớn hơn bây giờ thì sau này sẽ không chịu thiệt.
Mặc cho con trai dùng mọi lý lẽ thuyết phục, dì Dương vẫn vững như đá tảng, không chịu chuyển dời.
Hôm đó, người con trai ra về, đóng sầm cửa lại và bỏ đi trong tức giận.
Ảnh minh họa
Từ đó về sau, không khi nào dì còn được gặp các cháu nội. 3 năm liền, Tết Nguyên đán, con trai đều không đưa con về thăm nội. Những dịp giỗ chạp cũng không thấy đâu. Dì rất nhớ các cháu nhưng vẫn cố kìm lòng. Cho đến một hôm, nỗi nhớ cồn cào ruột gan, dì không thể chịu được nữa nên bắt xe đến gõ cửa nhà con trai.
Không ngờ, người mở cửa lại là một ông cụ tóc đã nhuốm bạc. Hóa ra, cậu con trai đã không còn ở đó nữa. Dò la tin tức từ cơ quan cũ của con trai, một người đồng nghiệp ở đó cho biết cậu ấy đã nghỉ việc cách đây 3 năm. Ngay lập tức, dì bắt máy tìm lại số điện thoại cũ nhưng không ai bắt máy. Lúc này, bất đắc dĩ, dì đành gọi cho con dâu. May sao cô này bắt máy.
Con dâu cho hay cả hai vợ chồng di cư đến miền nam sinh sống và lập nghiệp. Cuộc bươn chải tuy vất vả nhưng may mắn mỉm cười, họ đã mua được căn nhà rộng rãi 130 mét vuông ở khu vực đắc địa, gần trường, gần chợ. Con trai cô cũng đã được vào trường danh tiếng. Sau này, nhờ bắt lại liên lạc, cậu con trai chịu quên đi chuyện cũ, mẹ con họ cũng hòa giải với nhau.