Hoàng tinh hoa trắng chữa mệt mỏi, miệng khô biếng ăn, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tỳ vị hư nhược, suy kiệt, tiêu khát; chữa lao phổi, ho ra máu; chữa âm hư, tỉnh tủy bất túc, suy lão sớm ở người cao tuổi.
Nội dung chính
- Tìm hiểu chung
- Thành phần hoá học
- Công dụng
- Liều dùng & cách dùng
- Bài thuốc kinh nghiệm
- Lưu ý
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng tinh hoa trắng.
Tên khác: Hoàng tinh nhiều hoa; Hoàng tinh hoa trắng.
Tên khoa học: Disporopsis longifolia Craib, thuộc họ Asparagaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0,6 – 1 m. Thân rễ mọc thành chuỗi to mập, gồm những dóng tròn, bên trên có sẹo to, nhiều ngấn ngang và lõm nom như cái chén. Thân cây đứng, không phân nhánh, nhẵn, nhiều đốm tía ở gốc. Lá mọc so le, không cuống, hình trứng hoặc hình bầu dục, dài khoảng 10 – 16 cm, rộng khoảng 5 – 8 cm, hai mặt nhẵn, đầu nhọn, gốc tròn, mép lượn sóng, nổi rõ ở mặt dưới là gân lá hình cung.
Hoa mọc khoảng 5 – 10 cái, tập trung ở kẽ lá và hướng rủ xuống; bao hoa gồm 6 thùy màu trắng dính vào nhau thành hình chuông hoặc hình chén, dài 8 – 10 mm; thùy của bao hoa có phần phụ; nhị 6, chỉ nhị rất ngắn và được đính vào chỗ lõm ở đầu phần phụ, bầu hình tròn, bao phấn hình sợi.
- Vợ ṓm cҺồпg vẫп gọι Ьạп vḕ tụ tậρ rồι Ьắt cȏ Ԁọп Ԁẹρ, пҺưпg vừɑ quɑү ƌι ɑпҺ ƌã tҺấү Ьát ƌĩɑ “Ьɑү” cùпg lờι tuүȇп Ьṓ Һùпg Һồп
- Sáng vừa đưa ta:n:g chồng, chiều vợ xách túi bỏ đi không quay đầu lại không một giọt nước mắt rơi và sự thật ch:ấn độ:ng phía sau sự lạnh lùng ấy
- Chán vợ. Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn. Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra. Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em….
- CҺỉ vàι gιȃү lấү cҺιếc lắc vàпg tặпg cҺáu cҺồпg troпg пgàү tҺȏι пȏι ra kҺoe mà tȏι lãпҺ Һậu quả ƌầү căm tức
- CҺồпg tȏι cҺȇ vợ tɑпҺ mùι cá kҺȏпg xứпg пgồι xe tιḕп tỷ, mẹ cҺồпg lιḕп Ьước kҺỏι xe và пóι một cȃu kҺιếп cҺồпg tȏι kιпҺ Һồп Ьạt víɑ
Quả mọng, có 3 cạnh, hình cầu hơi, khi chín có màu tím đen.
Mùa hoa: Vào tháng 3 – 5.
Mùa quả: Vào tháng 6 – 8.
Phân bố, thu hái, chế biến
Vùng phân bố của Hoàng tinh hoa trắng chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Thái Lan và Lào. Ở Việt Nam, hoàng tinh hoa trắng chỉ phát hiện thấy ở các tỉnh vùng núi phía bắc, từ Nghệ An trở ra, bao gồm Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ (Thanh Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) (theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (1961 – 2000)). Độ cao phân bố so với hoàng tinh hoa đỏ rộng hơn, từ 500 m đến 1700 m.
Cây Hoàng tinh hoa trắng
Hoàng tinh hoa trắng thường mọc rải rác dưới tán rừng núi đá vôi ẩm, là cây đặc biệt ưa sáng và ưa ẩm. Phần trên mặt đất vào mùa đông hằng năm sẽ lụi tàn và mọc lại vào đầu mùa xuân. Khi có lá non sẽ ra hoa quả ngay sau đó. Cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Phần thân rễ của cây thường tạo nên những khóm lớn do rễ phân nhánh nhiều tạo thành.
Cũng như hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng gặp vấn nạn khai thác rất nhiều. Vùng phân bố tự nhiên của Hoàng tinh hoa trắng bị thu hẹp do nạn phá rừng làm nương rẫy. Nhiều vùng rừng trước kia có nhiều Hoàng tinh hoa trắng, nay không còn nữa như huyện Quản Bạ – Hà Giang (1969); Đà Bắc – Hoà Bình (1973);…
Do đó, từ năm 1966, Hoàng tinh hoa đỏ cũng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để bảo vệ. Cây có thể trồng được bằng đầu mầm thân rễ hoặc bằng hạt, dưới tán rừng ẩm. Tuy nhiên, cây có thể thu hoạch được sau khi trồng 4 – 5 năm (theo Nguyễn Tập, 1996).
Thân rễ đã được loại bỏ gốc thân và rễ con, đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Dược liệu mang nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vòng màu nâu, dài khoảng 5 – 10 cm, hình con quay hoặc hình chùy, dính liền với nhau thành một khối. Mặt ngoài có nhiều vết nhăn nheo, màu vàng nâu đến nâu đen. Mép có vết tích của thân khí sinh, những vết vảy của lá đã rụng và vết tích rễ con.
Chế biến: Đem dược liệu đun với nước để loại chất gây ngứa, rồi tiến hành chế như với hoàng tinh hoa đỏ.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Hoàng tinh hoa trắng là thân rễ được chế thành thục.
Thành phần hoá học
Thân rễ Hoàng tinh hoa trắng có chứa tinh bột, chất nhầy và đường.
Thân rễ Hoàng tinh hoa trắng có chứa tinh bột
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Hoàng tinh hoa trắng cũng có các công dụng như hoàng tinh hoa đỏ là nhuận phế, bổ trung, ích khí.
Hoàng tinh hoa trắng chữa mệt mỏi, miệng khô biếng ăn, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tỳ vị hư nhược, suy kiệt, tiêu khát; chữa lao phổi, ho ra máu; chữa âm hư, tỉnh tủy bất túc, suy lão sớm ở người cao tuổi.
Theo y học hiện đại
Thân rễ được dùng làm thuốc, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thấp khớp, đau cổ khát nước.
Hoàng tinh chữa mệt mỏi, kém ăn
Liều dùng & cách dùng
Ngày dùng 12 – 20 g dạng thuốc sắc, tán bột hay ngâm rượu uống.
Bài thuốc kinh nghiệm
Thuốc bổ sinh tân dịch
Hoàng tinh 25 g, Ba kích 20 g, Đẳng sâm 10 g, Thục địa 10 g. Đem các dược liệu thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 30 độ, lắc đều trước khi dùng, cho thêm 100 ml siro đơn. Liều dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ trước 2 bữa ăn và khi đi ngủ.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng Hoàng tinh hoa trắng như sau:
- Cây dễ nhầm lẫn với Hoàng tinh hoa tắng là cây Trúc điệp sâm (Disporum calcaratum D.Don var. rubriflorum Gagnep.) cùng họ. Cây có thân phân nhánh và thân rễ mảnh; các thùy của bao hoa rời nhau; quả khi chín có màu lục.
- Hoàng tinh hoa trắng là loài dược liệu cực quý hiếm, đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) theo Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
- Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn tham khảo
1) Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/hoang-tinh-hoa-trang.html.
2) Cây thuốc và động vật dùng làm thuốc ở Việt Nam – tập 1.
3) Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang – Chi cục kiểm lâm: https://www.kiemlamangiang.gov.vn/index.php?page=front&tuychon=chitietloai&id=1924.