Nhiều người khâm phục khi người mẹ mang thai và sinh con khi đã gần 50 tuổi. Dù đã lên chức bà ngoại nhưng người mẹ này vẫn quyết định có thêm con để ‘vui cửa, vui nhà’.
Đoạn clip được chia sẻ với lời giới thiệu: “Gần 30 tuổi đưa mẹ U.50 đi đẻ cảm giác sẽ như thế nào?”.
Trong clip, cả nhà gồm vợ chồng người mẹ, gia đình vợ chồng con gái dắt díu nhau vào bệnh viện để mong chờ khoảnh khắc hạnh phúc. Người mẹ vào phòng mổ, cả nhà ở ngoài thấp thỏm, lo lắng không yên. Sau khoảng 2 tiếng chờ đợi, khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa khi em bé được y tá trao cho chồng và con gái đầu của người mẹ. Hai cháu ngoại của bà cũng thích thú khi được ngắm nhìn em trai của mẹ.
Clip vợ chồng chị Trang đưa mẹ đi khám thai đạt hơn 13 triệu lượt xem khi đăng tải lên mạng xã hội
Chia sẻ với Thanh Niên, chị Nguyễn Thị Huyền Trang (28 tuổi, ở H.Thanh Oai, Hà Nội) cho biết mẹ chị là bà Trần Thị Hoa (48 tuổi). Nhà có 4 chị em, chị là con gái đầu và em trai út vừa mới được 2 tháng tuổi. Chị cũng là người động viên mẹ sinh thêm em bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
“Tôi muốn mẹ sinh thêm để gia đình có thêm trẻ con, cuộc sống bận bịu hơn nhưng sẽ có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Tôi cũng lo đến vấn đề sức khỏe của mẹ nên thường xuyên chở mẹ gặp bác sĩ khám, theo dõi thường xuyên. Tôi đặt sức khỏe của mẹ lên hàng đầu, không đánh đổi, dặn mẹ tiếp tục sinh khi sức khỏe đủ tốt”, chị Trang nói.
Từ lúc bà Hoa mang thai, cả nhà để bà tĩnh dưỡng, không được động tay làm bất cứ việc gì. Trong những tháng cuối thai kỳ, bà thường xuyên bị mất ngủ, ăn uống kém nên gia đình không khỏi lo lắng. May mắn, em bé sinh ra khỏe mạnh, bà cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần. Mẹ chị Trang đã lên chức bà ngoại khi chị đã có hai con (bé trai học lớp 2, bé gái học lớp 1). Vì còn nhỏ nên hai con chị chưa chăm bẵm được, nhưng vẫn biết gọi em bé bằng cậu.
“Sau khi đăng tải câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, bên cạnh những lời chúc mừng, động viên tôi cũng thấy những bình luận kém duyên. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mỗi người một quan điểm, việc động viên mẹ có em cũng là điều bình thường miễn sức khỏe của mẹ đủ tốt là được. Còn vợ chồng tôi là con đưa mẹ đi sinh, cùng mẹ chăm sóc em cũng là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn tán”, chị Trang chia sẻ.
- NҺữпg пgườι Ьị uпg tҺư tҺườпg có 8 ƌιểm cҺuпg vào Ьuổι sáпg, пҺấɫ là sau 40 tuổι rõ mồm một
- CҺăm sóc mẹ cҺồпg ở ЬệпҺ vιệп Һết mực cҺu ƌáo, vȏ tìпҺ пgҺe một cȃu пóι củɑ Ьà, tȏι ƌɑu lòпg Ьỏ vḕ пgɑү troпg ƌȇm
- Tôi là cô gái 23 tu;ổ;i, sinh ra từ mối tình ngang trái giữa mẹ và một người đàn ông đã có gia đình. 25 năm trước, bố tôi – khi đó là người đàn ông có vợ và hai con – đi công tác xa và tình cờ gặp mẹ. Năm tôi 18 t;u;ổi, cơ hội gặp lại bố xuất hiện khi tôi lên Hà Nội học đại học. Vợ của bố biết đến sự tồn tại của tôi và, thật bất ngờ, bà không cấ;m đoán tôi gặp ông. Bà tỏ ra bao dung, thậm chí còn chủ động gọi tôi đến mỗi khi nhà có việc. Cách đây 10 năm, ông bà nội tôi bán đất và chia tiền cho các con. Với phần được chia, bố và vợ đã mua lại căn hộ chung cư từ nhà ngoại để cho thuê, đồng thời mua thêm một căn nhà để cả gia đình sinh sống. Tôi nghe mọi người kể rằng căn hộ chung cư là tài sản chung của bố và bà. Đến khi tôi học năm thứ hai đại học, bố bảo tôi dọn đến căn hộ chung cư đó ở. Ông còn khẳng định sau này căn hộ sẽ thuộc về tôi. Hai năm trước, bố tôi mất đ;;ột ng;ộ;t vì t;a;i n;ạ;n giao thông. M;ấ;t đi ông, tôi đ;a;u đ;ớ;n như m;ấ;t đi một phần chỗ dựa tinh thần lớn lao. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi có ý định đón mẹ lên Hà Nội để sống cùng mình. Vợ của bố nói với tôi bằng thái độ dứt khoát: “Căn hộ này là của tôi, cô chỉ ở nhờ. Nếu muốn đón mẹ cô lên, hãy dọn ra ngoài. Đây không phải nhà của cô.” Nói đến đây tôi mới ng;ã ng;ửa về sự thật…
- Troпg vườп trồпg 5 cȃү, coп cҺáu suпg túc, пgũ pҺúc ƌếп cửa, là 5 cȃү gì?
- 5 vιệc cҺa mẹ cứ vȏ tư làm, пҺưпg vḕ sau coп cáι pҺảι trả пgҺιệp
Dù công việc bận rộn nhưng chị Trang vẫn dành thời gian chăm sóc em
Cũng theo chị Trang, khi “mẹ tròn con vuông” bản thân có cảm giác như trút được gánh nặng. Không một từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm hạnh phúc đó, mọi thành viên đều dành trọn tình thương cho em trai út.
“Tôi đi làm cũng nhớ về em, về nhà kiểu gì cũng phải lên nhìn một chút rồi mới làm việc riêng của mình. Chăm trẻ con chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng gia đình luôn cố gắng san sẻ sự bận bịu đó. Gia đình cũng thuê thêm người giúp việc để có người đỡ đần việc cơm nước, giặt giũ”, người chị đầu bày tỏ.
Em bé chào đời là niềm hạnh phúc của gia đình
Gia đình quyết định đặt tên em ở nhà là Ken vì bố chị thích uống bia Heineken. Chồng chị cũng ủng hộ mẹ vợ trong việc sinh thêm em út, cùng chị chở mẹ đi khám thai, sinh em bé.
Bà Hoa cho hay không chỉ riêng bản thân mà mọi người trong nhà đều rất hạnh phúc khi gia đình có thêm thành viên mới. Mọi sự bận rộn đều trở nên đáng yêu, bà có cảm giác như được trẻ lại.
“Chồng tôi cũng là người rất yêu trẻ con, có thêm con út chồng càng quan tâm hơn. Tôi khá lười ăn nên chồng luôn phải dặn ăn nhiều, có nhiệm vụ phải lên cân. Mọi người trong nhà có thời gian quây quần, gần nhau hơn thay vì việc ai người nấy làm như trước đây”, bà Hoa bày tỏ.