Vì sao trên bàn thờ của người giàu có, lọ hoa luôn để bên trái, đĩa trái cây đặt ở bên phải?

Việc đặt lọ hoa và đĩa trái cây trên bàn thờ cũng cần có quy tắc nhất định.

Quy tắc trên bàn thờ: Lọ hoa để bên trái, đĩa trái cây để bên phải

Hoa và quả tươi là những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ thần linh, tổ tiên của các gia đình. Khi đặt những thứ này trên bàn thờ, gia chủ cần chú ý đến vị trí đặt. Mỗi vật đều có quy tắc để riêng nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm, trạng trọng cũng như thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp trong việc thờ cúng.
Bình hoa và mâm quả trên bàn thờ sẽ được đặt theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, tức là bình hoa đặt phía Đông, mâm quả đặt phía Tây. Nguyên tắc này đã được áp dụng từ xa xưa, dựa trên quy luật của tự nhiên, mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây; cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, người ta cũng dùng quy tắc hoa đặt ở đằng Đông, quả đặt ở đằng Tây.

Để xác định hướng đặt hoa và quả trên bàn thờ, gia chủ có thể nhìn theo hướng từ trong bàn thờ ra ngoài, bên trái (bên tả) của ông bà được coi là phía Đông; bên đối xứng (bên phải – bên hữu) của ông bà sẽ là phía Tây.

Lọ hoa và đĩa trái cây trên bàn thờ được đặt theo nguyên tắc Đông bình, Tây quả.

Đặc biệt, bàn thờ gia tiên thường được đặt ở hướng Nam nên bình hoa để ở hướng Đông thì khi có gió Đông Nam thổi vào, hương thơm dịu nhẹ sẽ lan tỏa khắp khu vực thờ cúng. Đĩa trái cây đặt ở bên phải – phía Tây sẽ thuận tiện cho việc bày biện.

🍓 BÀI VIẾT LIÊN QUAN 🍓

Lưu ý, nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” này sẽ áp dụng trong trường hợp gia chủ chỉ đặt một bình hoa trên bàn thờ.
Trường hợp đặt hai bình hoa trên bàn thờ, gia chủ sẽ đặt để mỗi bên một bình để tạo sự cân xứng cho khu vực thờ cúng. Khi đó, đĩa trái cây sẽ để ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương. Sự bài trí như vậy mang lại sự hài hòa, sang trọng cho khu vực thờ cúng.

Tùy theo diện tích của bàn thờ, gia chủ có thể chọn đặt một bình hoa hay hai bình hoa đều được.
Lọ hoa và đĩa trái cây cần phải có kích thước tương xứng với bàn thờ, không to quá, không nhỏ quá gây mất cân đối.

Một số kiêng kỵ trong phong thủy bàn thờ

– Bàn thờ không sạch sẽ, không ngăn nắp

Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với thần linh, gia tiên. Việc để bàn thờ không gọn gàng, sạch sẽ phản ánh sự không thành tâm, thiếu tôn trọng của chủ nhà đối với bề trên. Đây là một trong những điều đại kỵ khi thờ cúng.
Việc giữ bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ không khó. Gia chủ chỉ cần chú ý dọn dẹp bàn thờ mỗi lần thắp hương; sắp xếp đồ thờ cho đúng vị trí; không đặt những đồ không liên quan lên bàn thờ; hoa cúng cần phải bỏ đi ngay khi bị héo…

– Bàn thờ đối diện với cửa phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh là nơi ẩm ướt, tập trung nhiều uế khí. Để bàn thờ đối diện với cửa phòng về sinh sẽ làm khu vực thờ cúng không còn sạch sẽ. Đây là một điều cấm kỵ trong phong thủy.

Trường hợp không thể bố trí vị trí khác giữa hai nơi này, gia chủ nên đóng cửa nhà vệ sinh không sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng rèn che, tấm bình phong để ngăn cách giữa nhà vệ sinh và bàn thờ.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng không nên kê lưng bàn thờ tựa vào tường nhà vệ sinh.

Với nhà tầng, phía trên bàn thờ cũng không được đặt nhà vệ sinh.
– Bàn thờ đối diện với cửa chính

Bàn thờ là nơi cần sự yên tĩnh, trang trọng. Gia chủ nên tránh để bàn thờ đối diện với cửa ra vào làm các trường khí bên ngoài gây ra xáo trộn, làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.