Ngay cả khi có tổ ấm mới hạnh phúc, chồng chịu khó, con ngoan ngoãn, tôi vẫn không thể sống thanh thản vì luôn nghĩ về đứa con gái mình bỏ rơi.
Tôi không thể sống thanh thản khi bỏ rơi con đi lấy chồng (ảnh minh họa)
Tôi bỏ ngang đại học cưới người chồng đầu tiên vào năm 20 tuổi khi trót mang bầu. Chồng cũ của tôi lúc đó cũng bỏ học nghề, về làm lái xe thuê cho nhà chú ruột.
Tôi yêu anh ta bởi sự chăm chỉ, chịu khó, luôn vẽ ra một tương lai tốt đẹp cho cả hai nhưng khi bước vào hôn nhân, đặc biệt sau khi tôi sinh, mọi thứ hoàn toàn đổ vỡ. Làm nghề lái xe “cơm chợ vợ đường”, anh ta ngoại tình, bóc bánh trả tiền, rồi bài bạc, vỡ nợ… Bố mẹ chồng tôi phải trả nợ cho anh ta 3 lần trong vòng 1 năm.
Tôi không có việc làm, con gái thường đau ốm lại bị chồng và nhà chồng coi thường nên cuộc sống bế tắc cùng cực. Khoảng thời gian hơn 2 năm chung sống khiến tôi gần như trầm cảm, sợ gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người.
Bố mẹ tôi thấy vậy nhất quyết đón con gái về. Khi tôi còn lưỡng lự, mẹ tôi tuyên bố: “Nếu còn đưa con về cái nhà đó, tao từ mặt”.
Tôi quyết định ly hôn, vì con dưới 3 tuổi nên tôi có quyền nuôi con. Tôi gửi con cho ông bà ngoại trông buổi ngày, rồi đi làm công nhân trong thành phố, sáng đi tối về. Tôi thương bố mẹ vì tôi mà vất vả, thương con thiếu tình yêu thương của bố nhưng ít nhất, cuộc sống lúc này ổn hơn rất nhiều.
Sau 3 năm ly hôn, khi con gái tròn 5 tuổi, tôi gặp người chồng hiện tại. Anh là trưởng ca của tôi, gia đình cơ bản lại chưa từng kết hôn nên bố mẹ tôi rất ưng ý. Sự nhiệt tình của anh, cộng thêm hai bên gia đình hết mực vun vén, tôi cũng xiêu lòng. Có điều, con gái tôi thì sao? Tôi có thể đưa con theo mình khi đi bước nữa?
- Vợ ṓm cҺồпg vẫп gọι Ьạп vḕ tụ tậρ rồι Ьắt cȏ Ԁọп Ԁẹρ, пҺưпg vừɑ quɑү ƌι ɑпҺ ƌã tҺấү Ьát ƌĩɑ “Ьɑү” cùпg lờι tuүȇп Ьṓ Һùпg Һồп
- Sáng vừa đưa ta:n:g chồng, chiều vợ xách túi bỏ đi không quay đầu lại không một giọt nước mắt rơi và sự thật ch:ấn độ:ng phía sau sự lạnh lùng ấy
- Chán vợ. Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn. Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra. Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em….
- CҺỉ vàι gιȃү lấү cҺιếc lắc vàпg tặпg cҺáu cҺồпg troпg пgàү tҺȏι пȏι ra kҺoe mà tȏι lãпҺ Һậu quả ƌầү căm tức
- CҺồпg tȏι cҺȇ vợ tɑпҺ mùι cá kҺȏпg xứпg пgồι xe tιḕп tỷ, mẹ cҺồпg lιḕп Ьước kҺỏι xe và пóι một cȃu kҺιếп cҺồпg tȏι kιпҺ Һồп Ьạt víɑ
Bố mẹ chồng mới dù bỏ qua chuyện tôi lỡ một lần đò nhưng thực sự không chào đón con gái riêng của tôi. Qua vài lần trò chuyện, tôi nhận ra điều đó. Mẹ tôi động viên: “Dù sao con cũng lấy chồng gần. Cứ để cháu ở đây bố mẹ chăm rồi con chân đi chân lại”.
Tôi nghe lời bố mẹ, để lại đứa con gái bé bỏng cho ông bà ngoại, bước chân đi lấy chồng. Ngày tôi mặc váy cưới, con bé rớm nước mắt hỏi: “Mẹ có đưa con theo không?”. Tôi động viên con: “Mẹ sẽ về thăm con mỗi ngày”. Con bé cụp mắt, nép vào tà váy bồng bềnh của tôi, tiễn tôi lên xe hoa. Tôi đâu biết, chỉ sau đó vài tháng, tôi đã không thể gặp con mình.
Biết tin tôi tái giá, chồng và nhà chồng cũ đòi đón con về nuôi. Họ lấy cớ: “Đã bỏ con đi lấy chồng thì không đáng làm mẹ, không có quyền nuôi con”.
Họ xuống nhà đón con khi tôi không có ở đó. Ông bà ngoại không thể giữ cháu. Tôi cùng chồng mới nhiều lần đến nhà xin đón con nhưng đều bị đuổi về. Tôi rơi vào cảnh “há miệng mắc quai” bởi, dẫu gì họ cũng nói đúng. Tôi đã bỏ con đi lấy chồng.
Tròn 9 tháng tái giá, tôi nghe tin chồng cũ gửi con gái cho chị gái chồng ở trong TP.HCM nuôi dưỡng. Họ đem con tôi đi mà không thông báo với tôi một lời. Khi đó, tôi với chiếc bụng bầu 7 tháng, điên cuồng đến nhà đòi con nhưng vẫn bị họ đuổi không thương tiếc. Họ thậm chí không cho tôi địa chỉ hay số điện thoại để tôi hỏi thăm con gái.
Bụng mang dạ chửa, lại đang làm vợ, làm dâu nhà người, tôi không có cách nào khác ngoài chấp nhận sự thật. Tôi định bụng, chờ sinh con xong, tôi nhất định sẽ đi tìm con.
Nhưng cuộc sống nào đơn giản như vậy. Trách nhiệm với cuộc hôn nhân mới ghì chân tôi lại khiến tôi không thể làm gì hơn. Mẹ tôi lại động viên: “Nghe nói, nhà bác nó cũng có điều kiện. Con cháu nhà họ thì họ thương, máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy. Con đừng lo. Mai này ổn định thì tính tiếp”.
Tôi đã sinh được 2 người con trai, một bé 4 tuổi, một bé 2 tuổi. Cuộc hôn nhân mới dù có những lúc sóng gió nhưng vẫn khá ổn. Chồng tôi chịu thương, chịu khó, biết lo cho vợ con. Mẹ chồng tôi tốt bụng, thương con dâu như con đẻ. Hai lần tôi sinh nở, bà đều ngủ cùng phòng, giúp tôi chăm con đến tận khi con 1 tuổi. Hằng ngày, bà trông cháu cho tôi đi làm, chưa từng xét nét, làm khó tôi.
Nhận được những điều tốt lành như vậy, tôi cũng không muốn vì chuyện riêng của mình khiến họ phiền lòng. Bởi vậy, 4 năm qua tôi chưa một lần vào TP.HCM tìm con. Tôi chỉ có thể nài nỉ chồng cũ, gửi cho một vài bức ảnh để xem con đã lớn thế nào.
Mỗi khi ôm hai đứa con trai trong tay tôi lại nghĩ, liệu con gái của mình có được người ta ôm ấp, vỗ về? Mỗi lần ăn một món ngon, tôi lại nghĩ, liệu con gái có được ăn no, mặc đẹp? Mỗi khi bảo vệ hai con trai, tôi lại tự nhủ, liệu con gái nơi xa có bị ghẻ lạnh, phân biệt đối xử? Liệu con rời vòng tay mẹ, con sống có tốt không?
Tôi chưa từng có một ngày thanh thản kể từ khi rời bỏ con để đi bước nữa. Tôi luôn bị dằn vặt bởi suy nghĩ, mình đã bỏ rơi cô con gái dứt ruột sinh ra, liệu con có oán hận tôi? Liệu tôi có còn cơ hội đón con gái về, yêu thương, ôm ấp con trong vòng tay như ngày con thơ bé?