Tật xấu của vợ làm gia đình tôi nhiều lần căng thẳng, mất đi sự hòa thuận.
Tôi năm nay 38 tuổi, làm công việc lao động phổ thông với thu nhập vừa đủ trang trải cho gia đình. Nhà tôi có 4 người: Vợ chồng tôi và hai đứa con, một bé 8 tuổi và một bé 5 tuổi. Với mức sống trung bình, vợ chồng tôi luôn cố gắng để lo đủ ăn, đủ mặc cho con, chẳng dư dả gì.
Vợ tôi có nhiều đức tính tốt, giản dị, không có nhu cầu mua sắm nhiều. Nhưng có một điều khiến tôi vừa buồn cười, vừa ngao ngán suốt nhiều năm qua, đó là vợ tôi tham ăn một cách kỳ lạ. Nghe có vẻ hài hước, nhưng nó đã gây ra không ít mâu thuẫn trong gia đình.
Vợ tôi ăn rất nhiều, hễ ăn gì cũng phải chọn phần ngon nhất. Tôi không phải là người tính toán với vợ con. Nhưng đôi lúc, tôi bực đến nỗi phải tự hỏi: Có bà vợ nào như vợ mình không?
Vợ tôi quá coi trọng việc ăn uống của bản thân, không để ý đến người khác
(Ảnh minh họa).
Mỗi lần chặt thịt gà hay vịt, tôi để ý vợ tôi sẽ khéo léo sắp xếp từng miếng để “đánh dấu lãnh thổ”. Đùi, cánh, lườn đều được xếp về một phía, nơi vợ tôi có thể dễ dàng gắp trước.
Ban đầu, tôi không để ý. Nhưng dần dần, tôi phát hiện, vợ luôn chọn phần ngon, rồi ăn ngon lành chẳng mảy may bận tâm đến ai.
Lũ trẻ còn nhỏ, đôi khi chúng chỉ biết ngồi nhìn mẹ gắp hết miếng ngon. Đến lúc tôi nhắc, vợ tôi mới hờ hững đưa lại một chút. Nhiều lúc, tôi phải gắp phần ngon nhất để chia cho hai đứa nhỏ trước khi vợ tôi ăn.
- Ngàү gιỗ Ьṓ, tȏι làm 7 mȃm cỗ пҺưпg kҺȏпg ɑпҺ cҺị пào ƌếп, kҺι Ьιết lý Ԁo tҺì tȏι cҺỉ muṓп ƌuổι vợ ƌι
- Cái ngày còn thanh niên em cũng từng nghe nhiều chuyện con dâu gửi vàng cưới nhờ mẹ chồng giữ sau mất hút luôn nên em cũng hơi g:h:ê g:h:ê. Đến lúc chuẩn bị cưới, em cũng đò đưa hỏi qua lão nhà em là kết hôn xong ti:ề:n mừng cưới, của hồi môn ai giữ. Lão hiền khô bảo: ‘Cái đó tùy em, vợ chồng mình giữ cũng được, không gửi mẹ giữ cho giống vợ chồng anh trai. Quả không ngoài dự đoán của em, hôm cưới đợi công việc xong xuôi, khách khứa về cả mẹ chồng em mới lên phòng gõ cửa bảo hai đứa em: ‘Hai đứa kiểm phong bì với vàng cưới rồi đưa mẹ giữ cho. Hai đứa còn trẻ chưa có kinh nghiệm giữ tiền rồi lại vung phí hết’. Nói chung đã bị chị dâu cảnh báo trước nên em cũng không quá sốc hay bất ngờ gì trước ‘sự thẳng thắn’ của bà. Hơn nữa em đã có sự chuẩn bị trước nên bình thản cười tươi trả lời: ‘Dạ vâng, con cũng biết vì chúng con còn trẻ chưa biết giữ t;iề;n nên trước ngày cưới, bố mẹ con có hỏi con thích ông bà trao của hồi môn bằng vàng hay ti;ề;n mặt. Con chọn luôn ti;ề;n mặt rồi gửi ngân hàng làm sổ t;iế;t kiệm cho ra tấm ra món, sau này làm ăn còn có vốn. Chứ vàng giá cả lên xuống bấp bênh lắm. VẬY NÊN VÀNG CƯỚI SÁNG NÀY CON ĐEO ĐỀU LÀ ĐỒ GI;Ả, GỌI LÀ CHO CÓ HÌNH THỨC THÔI MẸ Ạ. Nghe xong câu nói của em mẹ chồng liền biế;n s;ắ;c rồi làm một hành động đ;ộ;ng tr;ờ;i…..
- CҺồпg rước coп rιȇпg vḕ пuȏι, tȏι quүết tȃm lү Һȏп пҺưпg kҺι пҺìп ƌứa пҺỏ tȏι kҺȏпg kìm ƌược пước mắt
- Trước kҺι lү Һȏп, ϲoп traι gҺé vào taι tιḗt lộ một Ьí mật, tȏι Һoaոg maոg ƌḗп mất пgủ ϲả ƌȇm
- 2 пăm trước tȏι gιàпҺ cҺồпg пgườι kҺác, gιờ xót xa pҺát Һιệп aпҺ cҺuẩп Ьị có coп vớι vợ cũ
Vợ tôi còn có một thói quen kỳ lạ khác là giấu đồ ăn để ăn một mình. Tôi đã nhiều lần bắt gặp cô ấy lén giấu đồ ăn vặt, hoa quả ngon, hoặc thậm chí miếng bánh. Khi tôi hỏi, vợ thản nhiên đáp: “Em để dành lúc buồn ăn cho vui miệng”.
Nhưng kỳ thực, vợ tôi đâu chỉ “buồn” một chút. Có hôm, tôi thấy vợ tôi ngồi ăn bánh, uống nước ngọt trong khi lũ trẻ cứ nhìn mẹ thèm thuồng. Vợ tôi vừa ăn, vừa bảo với con uống nước ngọt không tốt.
Tôi cảm thấy bất lực vì không thể nói lý với vợ. Tôi nghĩ, lẽ ra một người mẹ phải biết nhường nhịn con cái, hoặc ít nhất phải lo cho bọn trẻ trước. Nhưng vợ tôi thì ngược lại, lúc nào cũng nghĩ đến phần của mình trước tiên.
Tôi biết vợ mình không phải người xấu, nhưng cô ấy tham ăn đến mức không thể kiểm soát. Có lần, tôi ngồi nói chuyện nghiêm túc, vợ bảo: “Em quen như vậy từ nhỏ rồi. Nhà em ngày xưa nghèo, ai nhanh tay thì có phần ngon, còn không thì nhịn. Em không muốn như thế nữa”.
Nghe vợ nói vậy, tôi cũng phần nào hiểu được lý do. Cái nghèo, cái đói thời thơ ấu đã ám ảnh cô ấy, khiến cô ấy lúc nào cũng có tâm lý “tranh thủ”. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã có gia đình, có con cái, đâu thể giữ mãi thói quen ích kỷ như thế được?
Có hôm, tôi nhịn ăn để nhường hết cho vợ con, nhưng vợ tôi vẫn vô tư gắp hết phần ngon. Hai đứa trẻ còn nhỏ nhưng có lẽ cũng bắt đầu nhận ra mẹ không giống những bà mẹ khác. Con gái út hỏi tôi: “Sao mẹ toàn ăn trước, không nhường cho con hả bố?”.
Tôi không cần vợ phải hy sinh hay nhịn ăn, nhịn uống vì chồng con. Tôi chỉ mong cô ấy thay đổi một chút, biết nghĩ cho con cái nhiều hơn. Thức ăn ngon có thể làm người ta vui, nhưng điều đáng quý hơn là niềm vui của cả gia đình khi cùng nhau thưởng thức.
Tôi đã cố gắng tâm sự, nhẹ nhàng khuyên bảo, nhưng vợ tôi vẫn “chứng nào tật nấy”. Có lẽ, tôi sẽ phải nói chuyện nghiêm túc thêm một lần nữa để cô ấy hiểu rằng, một người mẹ không thể tham ăn đến mức khiến con mình phải tủi thân như vậy được.