Mẹ chṑng ᵭã “khéo mời” thì tȏi chỉ có thể “cao tay” ᵭáp trả.
Hôm qua là sinh nhật 5 tuổi của con gái tôi. Chúng tôi đã đặt chỗ tại một nhà hàng gần nhà, dự định cả gia đình cùng nhau tổ chức sinh nhật cho con bé. Nhà hàng này đồ ăn rất ngon nhưng giá cả khá cao. Nếu không phải sinh nhật con gái, tôi cũng không dám đến đây ăn.
Khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi xuất phát từ nhà. Đến nhà hàng, tôi gọi 5 món ăn và đang định đưa thực đơn cho nhân viên phục vụ thì mẹ chồng giật lấy, nhanh chóng thêm 5 món nữa, chủ yếu là hải sản.
Tôi vội hỏi mẹ chồng sao gọi nhiều vậy, nhà chỉ có 4 người ăn (mẹ chồng, vợ chồng tôi và con gái), gọi nhiều thế sao ăn hết. Mẹ chồng liền cười nói đã mời thêm nhà em Huy, lát nữa họ đến, 10 đĩa thức ăn là vừa.
Lúc này tôi mới hiểu, chắc chắn là mẹ chồng đã lén gọi cho em chồng. Mấy hôm trước tôi đã nói rồi, sinh nhật con gái năm nay không làm lớn, cũng không mời khách, chỉ gia đình cùng ăn một bữa cơm là được. Mẹ chồng có nói tôi gọi em chồng đến nhưng tôi đã từ chối. Không ngờ bà lại lén lút gọi họ. Mẹ chồng tôi vẫn vậy, ở nhà chúng tôi phụng dưỡng nhưng chuyện gì tốt cũng chỉ nghĩ đến con trai út của mình.
Tôi không muốn em chồng đến nhưng họ đang trên đường rồi. Thế là tôi im lặng, dù có nói cũng vô ích. Ai gọi thì người đó trả tiền.
Khoảng 20 phút sau, món ăn được dọn lên. Em chồng dắt theo vợ, 3 đứa con cùng bố mẹ vợ cũng đến. Sau màn chào hỏi xã giao, mọi người ngồi vào bàn ăn. Trên bàn ăn, em chồng lại gọi thêm ít đồ uống nhập khẩu và vài món nữa, đều là hải sản. Đúng là đến “vặt lông” nhà tôi mà.
- Vợ ṓm cҺồпg vẫп gọι Ьạп vḕ tụ tậρ rồι Ьắt cȏ Ԁọп Ԁẹρ, пҺưпg vừɑ quɑү ƌι ɑпҺ ƌã tҺấү Ьát ƌĩɑ “Ьɑү” cùпg lờι tuүȇп Ьṓ Һùпg Һồп
- Sáng vừa đưa ta:n:g chồng, chiều vợ xách túi bỏ đi không quay đầu lại không một giọt nước mắt rơi và sự thật ch:ấn độ:ng phía sau sự lạnh lùng ấy
- Chán vợ. Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn. Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra. Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em….
- CҺỉ vàι gιȃү lấү cҺιếc lắc vàпg tặпg cҺáu cҺồпg troпg пgàү tҺȏι пȏι ra kҺoe mà tȏι lãпҺ Һậu quả ƌầү căm tức
- CҺồпg tȏι cҺȇ vợ tɑпҺ mùι cá kҺȏпg xứпg пgồι xe tιḕп tỷ, mẹ cҺồпg lιḕп Ьước kҺỏι xe và пóι một cȃu kҺιếп cҺồпg tȏι kιпҺ Һồп Ьạt víɑ
Ăn bánh xong, tôi hỏi chồng mượn điện thoại để gọi điện. Tôi cũng tiện tay lấy luôn ví tiền từ túi anh rồi dắt con gái định chuồn trước. Mẹ chồng mắt tinh lắm, thấy tôi định đi liền chặn lại hỏi tôi thanh toán chưa mà đã đi?
Tôi quay lại nhìn mẹ chồng: “Mẹ yên tâm, những món con gọi con sẽ trả. Còn những món sau đó thì không liên quan đến con, vì con có nói sẽ mời đâu”. Mẹ chồng cười xòa: “Sao con lại nói vậy? Nhà em trai con đến mừng sinh nhật cháu, làm gì có chuyện chủ nhà không mời khách? Nói ra người ta cười cho”.
Tôi đáp lại một cách lạnh tanh: “Thời giờ thiên hạ đâu có rảnh mà cười nhà người khác. Ai ăn thì người đó trả tiền. Mẹ mời thì mẹ trả đi”.
Em chồng thấy tôi làm mẹ chồng mất mặt, vội vàng lên tiếng: “Chị dâu, sao chị lại nói chuyện với mẹ như vậy? Đó là thái độ của một người con dâu sao? Em chỉ gọi thêm có một ít đồ uống với vài món mà chị cứ nói bóng gió như chúng em đến ăn chầu uống chực của chị. Anh trai em còn chưa nói gì kìa”.
Tôi liếc nhìn chồng, thấy chồng cúi mặt, kệ cho tôi xử lý nên tôi quay sang nói em chồng: “Cậu cũng gần 30 tuổi rồi, cũng va chạm xã hội nhiều rồi, thế có hiểu khách sáo lịch sự như thế nào không? Cậu đã gọi thì cậu trả tiền, chúng tôi chưa phải tỷ phú để bao bữa cơm hôm nay”. Rồi tôi nhìn mẹ chồng: “Vợ chồng con xin phép về trước”.
Nói xong, tôi ra hiệu cho chồng, chồng tôi nhìn mẹ rồi cũng đi theo tôi.
Ảnh minh họa
Nói đến mẹ chồng và em chồng, tôi thấy ấm ức vô cùng. Chồng tôi là người chăm chỉ, tính tình cũng tốt, hòa đồng với mọi người nhưng lại quá nghe lời mẹ. Mà mẹ chồng tôi lại không công bằng, luôn muốn lấy đồ của nhà chúng tôi cho nhà em chồng. Mỗi lần thiếu tiền, bà lại đến khóc lóc với chồng tôi. Chồng tôi lại lén cho bà tiền. Ít nhất một nửa tiền lương của chồng tôi đã đưa cho mẹ chồng rồi. Trước đây bà sống cùng nhà em chồng, ít gặp nên tôi cũng không khó chịu lắm. Nhưng năm ngoái, bà đến ở nhà chúng tôi, cũng từ đó mà gia đình tôi xáo trộn, đồ đạc bị đem đi cho hết cái này tới cái khác.
Tôi thường mua sắm đồ dùng sinh hoạt 3-4 tháng một lần. Từ khi mẹ chồng đến, tôi thấy dầu ăn, mì, gạo, đồ dùng vệ sinh cá nhân… hao hụt rất nhanh. Những thứ nhà tôi dùng được 3 tháng thì chưa đến 1 tháng đã hết sạch. Kể cả nồi niêu xoong chảo đang dùng cũng “không cánh mà bay”. Tôi để ý quan sát mới biết là mẹ chồng mang sang cho nhà em chồng. Khi tôi nói với chồng thì anh lại cho rằng đó không phải là đồ có giá trị, bảo tôi đừng so đo.
Có lẽ vì chồng tôi im lặng nên mẹ chồng càng được nước làm tới. Bà còn lấy cả đôi hoa tai bằng vàng của tôi để trong tủ đầu giường để cho con gái của em chồng đeo. Nhìn thấy mà tôi tức ứa gan.
Chồng tôi cũng không dám như trước, vì tôi đã nói nếu anh còn không phân biệt đúng sai thì tôi sẽ ly hôn. Vì vậy, lần ăn cơm này, tôi bảo anh đi là anh đi theo ngay. Mẹ chồng gọi tên anh, anh cũng không dám quay lại trả tiền. Cuối cùng, em chồng phải trả tiền.
Sau khi về nhà, bà mắng tôi một trận, nói tôi bất hiếu, không bằng em dâu đối xử tốt với bà. Tôi nói em dâu tốt như vậy thì mẹ sang nhà nó đi. Vừa nói câu đó, mẹ chồng tôi liền im bặt. Mấy năm trước, khi con của em chồng còn nhỏ, đều là mẹ chồng tôi chăm sóc. Sau khi các cháu đi nhà trẻ, em dâu nói muốn đón bố mẹ đẻ đến ở, mẹ chồng tôi không dám nói nửa lời, nhường chỗ ngay.
Bà rất khép nép trước mặt em dâu, đến nhà tôi lại muốn làm chủ. Tôi mà không nổi giận thì đúng là bị coi như mèo bệnh. Nếu sau này mẹ chồng còn ở nhà tôi mà tâm trí hướng tới nhà em chồng thì tôi sẽ để bà về lại đó mà sống chung với thông gia.