Sang nhà con gái chơi, thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại nói mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Ngày con gái đưa người yêu về ra mắt, tôi không ưng lắm. Nhìn chàng rể tương lai từ đầu đến chân, tôi chỉ thấy sự yếu kém và nhút nhát. Tôi cho rằng người như vậy sẽ không thể mang lại cho con gái cuộc sống sung túc như tôi từng mong ước. Con gái vốn là một đứa xinh đẹp, học giỏi nên nhất định phải lấy được người chồng tài giỏi, làm ra tiền.
Nghe đến xuất thân của chàng rể tương lai, tôi càng không hài lòng. Nhưng con gái nhất định đòi cưới, cuối cùng tôi cũng phải đồng ý.
Cưới nhau 3 năm, hai đứa vẫn đi làm thuê, tháng tiết kiệm được vài triệu. Có công to việc lớn gì con gái lại gọi về hỏi vay tiền mẹ. Nhiều lúc nhìn con mà tôi đau đáu trong lòng. Tôi bảo con có muốn làm ăn gì thì nói với mẹ, mẹ hùn vốn. Nhưng tính con gái an toàn, không thích kinh doanh. Con cũng chỉ hy vọng ở người chồng của mình.
Tôi bàn với con rể rằng mình sẽ cho vay vốn để con lo chuyện kinh doanh, kiếm thêm tiền, bỏ công việc làm thuê nhưng con rể không dám. Bản thân chưa có kinh nghiệm lại lo làm ăn thua lỗ nên lúc nào cậu con rể cũng chọn giải pháp an toàn.
Khi con gái sinh con trai đầu lòng, tôi rất thương. Nhìn cháu nhỏ sống trong căn nhà trọ chật chội người làm bà, làm mẹ như tôi không cam lòng. Tôi quyết định cho con gái tiền mua một căn nhà 3 tầng nhưng nhà vẫn đứng tên tôi. Tôi bảo con cứ ở nhà này cho “an cư” rồi mới tính tới chuyện “lạc nghiệp” được.
Hai đứa dọn về nhà mới khang trang, sạch sẽ. Tôi cũng nói con rể sau này phải tính toán làm ăn lớn thì mới có tiền tích cóp, chứ cứ đi làm thuê, lương ba cọc ba đồng thì nghèo mãi thôi. Cậu con rể gật đầu nhưng tôi cũng chẳng biết trong lòng cậu ta nghĩ gì.
Bẵng đi hơn 1 năm, tôi chẳng thấy vợ chồng con cái tính toán gì. Hôm đó, tôi tình cờ sang chơi thì thấy cửa mở nên tự vào nhà. Bước lên trên tầng, tôi thấy con rể đang lên hương trên bàn thờ bố mẹ cậu ta. Tiếp đó con khấn: “Con mong bố mẹ phù hộ cho con trúng vé số, cho chúng con đỡ vất vả. Con cũng không phải đi ở nhờ nhà vợ nữa, khỏi bị coi thường”.
- NҺữпg пgườι Ьị uпg tҺư tҺườпg có 8 ƌιểm cҺuпg vào Ьuổι sáпg, пҺấɫ là sau 40 tuổι rõ mồm một
- CҺăm sóc mẹ cҺồпg ở ЬệпҺ vιệп Һết mực cҺu ƌáo, vȏ tìпҺ пgҺe một cȃu пóι củɑ Ьà, tȏι ƌɑu lòпg Ьỏ vḕ пgɑү troпg ƌȇm
- Tôi là cô gái 23 tu;ổ;i, sinh ra từ mối tình ngang trái giữa mẹ và một người đàn ông đã có gia đình. 25 năm trước, bố tôi – khi đó là người đàn ông có vợ và hai con – đi công tác xa và tình cờ gặp mẹ. Năm tôi 18 t;u;ổi, cơ hội gặp lại bố xuất hiện khi tôi lên Hà Nội học đại học. Vợ của bố biết đến sự tồn tại của tôi và, thật bất ngờ, bà không cấ;m đoán tôi gặp ông. Bà tỏ ra bao dung, thậm chí còn chủ động gọi tôi đến mỗi khi nhà có việc. Cách đây 10 năm, ông bà nội tôi bán đất và chia tiền cho các con. Với phần được chia, bố và vợ đã mua lại căn hộ chung cư từ nhà ngoại để cho thuê, đồng thời mua thêm một căn nhà để cả gia đình sinh sống. Tôi nghe mọi người kể rằng căn hộ chung cư là tài sản chung của bố và bà. Đến khi tôi học năm thứ hai đại học, bố bảo tôi dọn đến căn hộ chung cư đó ở. Ông còn khẳng định sau này căn hộ sẽ thuộc về tôi. Hai năm trước, bố tôi mất đ;;ột ng;ộ;t vì t;a;i n;ạ;n giao thông. M;ấ;t đi ông, tôi đ;a;u đ;ớ;n như m;ấ;t đi một phần chỗ dựa tinh thần lớn lao. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi có ý định đón mẹ lên Hà Nội để sống cùng mình. Vợ của bố nói với tôi bằng thái độ dứt khoát: “Căn hộ này là của tôi, cô chỉ ở nhờ. Nếu muốn đón mẹ cô lên, hãy dọn ra ngoài. Đây không phải nhà của cô.” Nói đến đây tôi mới ng;ã ng;ửa về sự thật…
- Troпg vườп trồпg 5 cȃү, coп cҺáu suпg túc, пgũ pҺúc ƌếп cửa, là 5 cȃү gì?
- 5 vιệc cҺa mẹ cứ vȏ tư làm, пҺưпg vḕ sau coп cáι pҺảι trả пgҺιệp
Câu khấn vái của con rể trước bàn thờ bố mẹ đẻ khiến tôi tức sôi máu. Tôi không ngờ chàng rể mà con gái mình chọn lại là người ăn sẵn, bất tài như vậy. Không tu chí làm ăn, cậu ta chỉ nghĩ đến chuyện chờ vận may. Tôi tiến lại gần rồi nói những lời khó nghe khiến chàng rể câm nín:
“Khi nào con tự mua được nhà thì hãy đưa bố mẹ đẻ về đây thờ, chứ đừng thờ bố mẹ ở nhà do mẹ vợ mua rồi lại ngồi không chờ ăn sẵn. Đàn ông kém bản lĩnh lại mong tiền tự chạy vào túi mình sao? Mẹ nói cho con biết, con muốn được nhà vợ tôn trọng thì hãy mua nhà bằng tiền của mình đi, nhưng phải lao động mới có tiền chứ đừng ngồi ‘há miệng chờ sung’ như thế. Lao đầu vào vé số, cờ bạc rồi đến lúc bán cả nhà chứ nói gì đến kiếm tiền. Làm chồng thì hãy lo cho vợ có cuộc sống tốt, thế mới là đàn ông bản lĩnh”.
Chàng rể ngượng chín mặt, không dám nói lời nào ngoài câu xin lỗi. Nhìn bộ dạng đó, tôi chỉ biết ngán ngẩm ra về, chỉ trách sao con gái lại chọn người đàn ông như vậy làm chồng. Tôi chỉ biết thương và lo cho con.