Sɑu 3 tҺáпg ở vιệп Ԁưỡпg lão, ȏпg tȏι ƌược ƌóп trở lạι пҺà, tȏι пҺậп rɑ một tҺứ còп trȃп quý Һơп cả tιḕп tàι vật cҺất lúc vḕ gιà

Tuy ᵭêm ᵭêm ȏng vẫn khiḗn cả nhà mất ngủ, nhưng sáng ra, thấy thần sắc ȏng tṓt hơn, tȏi cũng yên tȃm phần nào.

Ông nội tôi năm nay đã 80 tuổi. Cả cuộc đời ông chăm chỉ cần cù, tích cóp được chút của cải. Ấy vậy mà tuổi già của ông lại không được như ý khi phải rời xa ngôi nhà thân thương để chuyển đến sống tại viện dưỡng lão. Ban đầu, tôi cứ nghĩ rằng có tiền thì sẽ mua được cuộc sống an nhàn sung túc lúc về già vì trong viện dưỡng lão đầy đủ các thiết bị y tế, có người chăm lo, bác sĩ sẵn sàng, nhưng hóa ra ông tôi lại không hề vui vẻ đón nhận.

Ông bị bố mẹ tôi ép đến viện dưỡng lão vì cả nhà tôi bận rộn, ông ở nhà một mình, có lần bị ngã gãy chân khiến mẹ tôi sợ hãi. Tôi cũng hiểu cho mẹ nhưng từ ngày vào viện dưỡng lão, trông ông gầy hẳn đi, chẳng còn sức sống như trước.

Tôi thương ông nhưng cũng không biết làm sao, chỉ biết thường xuyên đến thăm ông. Ông đã ở viện dưỡng lão được 3 tháng, tình trạng ngày càng yếu đi, ít nói hẳn, mặt mũi lúc nào cũng nhợt nhạt, thiếu sức sống. Tôi biết ông rất nhớ nhà, nhớ cái sân nhỏ với những chậu cây cảnh do chính tay ông chăm sóc.

Có lần, tôi mang hoa quả đến thăm ông thì thấy ông đang ngồi thẫn thờ trên ghế, mặt mũi thất thần, thấy tôi đến, ông mỉm cười nhưng tôi biết trong nụ cười đó chẳng có chút niềm vui nào, ông chỉ đang cố gắng để tôi yên tâm. Tôi bắt đầu hối hận vì sao ngày đó lại đồng ý để ông đến viện dưỡng lão.

Tôi hỏi han các nhân viên ở viện dưỡng lão về tình hình của ông. Họ nói rằng ông suốt ngày lơ đễnh, không giao tiếp với những người khác, lúc nào cũng ru rú trong phòng. Tôi nhận ra rằng, tiền bạc không mua được sự đồng hành. Ông đã mất đi ngôi nhà của chính mình, phải rời xa bạn bè, hàng xóm láng giềng thân thuộc. Ngày trước, ông thích chơi cờ, trò chuyện với mọi người, giờ đây xung quanh ông chỉ toàn người xa lạ.

Mấy ngày sau, tôi lại đến thăm ông như thường lệ, thấy ông hốt hoảng, mặt mày xanh xao, môi nhợt nhạt. Tôi hốt hoảng gọi bác sĩ. Bác sĩ nói rằng ông bị stress kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc đó, tôi thực sự hối hận, nước mắt cứ thế trào ra. Nếu ông có mệnh hệ gì, tôi sẽ tự trách bản thân mình suốt đời.

Sau 3 tháng ở viện dưỡng lão, ông tôi được đón trở lại nhà, tôi nhận ra một thứ còn trân quý hơn cả tiền tài vật chất lúc về già - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trở về nhà, tôi kiên quyết nói với bố mẹ rằng nhất định phải đón ông về, dù chúng tôi có phải vất vả hơn để chăm sóc ông. Điều bất ngờ là mẹ tôi lại dễ dàng đồng ý và cùng thuyết phục bố tôi. Thì ra, thời gian qua, mẹ cũng dằn vặt bản thân rất nhiều bởi bà nhận ra sức khỏe của ông ngày càng yếu đi, viện dưỡng lão chẳng những không giúp ích mà còn khiến ông thêm tiều tụy. Chúng tôi quyết định hành động ngay lập tức.

Nghe tin được đón về nhà, lần đầu tiên tôi thấy trên khuôn mặt ông hiện lên niềm vui. Tôi cũng suýt khóc vì xúc động.

Ông vừa trở về với môi trường quen thuộc, tâm trạng đã tốt hơn hẳn, sắc mặt cũng hồng hào trở lại. Bố mẹ tôi vẫn phải đi làm, cả bản thân tôi cũng đang đi học, chỉ có thể trò chuyện với ông một chút vào bữa tối. Ban ngày, nhà tôi phải trả tiền để thuê người đến trông nom và cơm nước, giúp ông các việc cá nhân.

Đêm đêm, thỉnh thoảng ông vẫn kêu rên vì đau chân, nhưng cả bố mẹ và tôi đều hiểu ông đau quá nên mới phải như vậy, chúng tôi chỉ có thể thương xót trong lòng chứ chẳng giúp ông vượt qua cơn đau được. Thuốc cũng đã uống nhiều rồi, nếu cứ tiếp tục uống giảm đau thì e rằng sau này ông khó mà chống được các bệnh khác, thế nên bác sĩ hạn chế kê thuốc cho ông. Thế nhưng sáng ngủ dậy, nhìn thấy thần sắc ông tốt hơn hồi ở viện dưỡng lão, tôi cũng yên tâm phần nào.

Thế mới thấy, nhiều người già họ không cần cơ sở vật chất đầy đủ, có người chăm sóc tận nơi, bác sĩ túc trực, mà họ cần tình yêu thương của người nhà. Cần môi trường quen thuộc, cho cảm giác an toàn ấm cúng. Sau này bố mẹ tôi già, tôi sẽ chăm sóc họ chứ không vì cuộc sống bận rộn mà đẩy bố mẹ cho người khác chăm nom.