“Tình cảm giữa ông Hai và các con vốn rất bình thường. Từ lúc mẹ mất, cha lấy vợ khác, các con ông thay đổi thái độ, tỏ vẻ không hài lòng. Họ sợ mất tài sản mà cha mẹ gây dựng vào tay người phụ nữ khác”, luật sư Quỳnh Như kể.
Ông Hai cùng người vợ đầu tạo lập cơ ngơi khang trang từ hai bàn tay trắng. Vợ ông qua đời, để lại tài sản cho chồng con. Các con lớn lên, lập gia đình đều được cha chia đất đai canh tác. Ông giữ lại chút đất đai để dưỡng già.
Tuổi già lẻ bóng, ông Hai rổ rá cạp lại với người vợ sau. Từ lúc ông có vợ mới, các con không thích ra mặt.
Luật sư Quỳnh Như kể, các con nghĩ ông Hai là “già không nên nết, lớn tuổi còn ham hố”. Không chỉ bất kính với cha, họ còn lo sợ phần đất dưỡng già của ông Hai sẽ rơi vào tay người phụ nữ khác.
Khi biết ông Hai dự định bán một phần đất để có tiền trang trải, các con liền ngăn chặn, làm đơn kiện ra tòa.
“Họ nói phần đất ông Hai đang quản lý có công sức của mẹ mình. Họ mặc kệ lời giải thích của cha già, không quan tâm đến tài sản đã được thụ hưởng. Họ muốn đòi lại phần của mẹ, không để người khác “ngồi mát ăn bát vàng”.
- Vợ ṓm cҺồпg vẫп gọι Ьạп vḕ tụ tậρ rồι Ьắt cȏ Ԁọп Ԁẹρ, пҺưпg vừɑ quɑү ƌι ɑпҺ ƌã tҺấү Ьát ƌĩɑ “Ьɑү” cùпg lờι tuүȇп Ьṓ Һùпg Һồп
- Sáng vừa đưa ta:n:g chồng, chiều vợ xách túi bỏ đi không quay đầu lại không một giọt nước mắt rơi và sự thật ch:ấn độ:ng phía sau sự lạnh lùng ấy
- Chán vợ. Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn. Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra. Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em….
- CҺỉ vàι gιȃү lấү cҺιếc lắc vàпg tặпg cҺáu cҺồпg troпg пgàү tҺȏι пȏι ra kҺoe mà tȏι lãпҺ Һậu quả ƌầү căm tức
- CҺồпg tȏι cҺȇ vợ tɑпҺ mùι cá kҺȏпg xứпg пgồι xe tιḕп tỷ, mẹ cҺồпg lιḕп Ьước kҺỏι xe và пóι một cȃu kҺιếп cҺồпg tȏι kιпҺ Һồп Ьạt víɑ
Gia cảnh của con cái ông Hai không khó khăn. Họ biết làm ăn, cơ ngơi cũng không nhỏ. Nhưng họ quyết không theo ý cha”, nữ luật sư chia sẻ.
Nhường con để đổi lại bình yên
Ngày ra tòa, đàn con ông Hai ngồi về một phía, cười nói rôm rả. Ngược lại, cha họ ngồi lẻ loi một mình, lâu lâu lén nhìn sang các con.
“Các con ông thể hiện rất đoàn kết. Thỉnh thoảng, họ bóng gió vài câu nhắm thẳng vào cha mình.
Họ tìm đủ cách tác động đến tinh thần của người cha. Họ muốn ông Hai hiểu ông sai khi chọn đến với người phụ nữ khác. Và, lựa chọn có vợ mới của ông đã đánh mất tình cảm, sự yêu kính từ các con.
Trong các phiên hòa giải, tôi trực tiếp chứng kiến những tình huống xót xa như thế. Nhìn ông cụ cô độc, tôi còn bước đến hỏi han nhưng các con ở gần đó lại xem ông như vô hình”, luật sư Quỳnh Như xúc động.
Vài lần, luật sư chọn thời điểm thích hợp, nói lời bảo vệ ông Hai. Chị nói với các con ông về nhu cầu tìm bạn đời của cha họ. Chị nhắc đến câu “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, các con ông có cuộc sống riêng, chỉ còn ông lủi thủi một mình.
Nữ luật sư chia sẻ: “Thế nhưng, các con ông Hai vẫn không hài lòng. Họ cảm thấy uất ức cho mẹ mình. Bởi lúc mẹ họ còn sống, ông Hai không đối xử tốt như với người vợ sau”.
Cuối đời, cha phải ra tòa tranh chấp tài sản với các con. Ảnh minh họa: PX
Đến cuối cùng, bản năng làm cha đã thôi thúc ông Hai nhường con.
Ông chấp nhận phần thiệt, chỉ nhắn gửi vài lời trước tòa: “Tôi già rồi, sống chẳng còn bao lâu. Cuối cùng, tài sản này cũng để lại hết cho con cái. Các con muốn sao cũng được, tôi chỉ cần bấy nhiêu để lo miếng cơm, thuốc thang lúc tuổi già”.
Ông Hai nói với thẩm phán nhưng chắc muốn các con nghe. Thế nhưng, đáp lại lời gan ruột của cha là nụ cười đắc thắng từ đàn con không còn trẻ dại.
Kết thúc phiên tòa, ông Hai lặng lẽ rời đi như cách ông đến. Chẳng ai rõ nguyên nhân khiến các con giận ông Hai đến vậy. Chỉ biết rằng, vì tranh chấp mảnh đất, miếng vườn mà tình cảm cha con đã bị rạn nứt, không biết đến bao giờ mới có thể được chữa lành.