Cȃu chuyện của N. khiḗn nhiḕu người xót xa, thương cảm.
Mới đây, trong nhóm “Vén khéo” trên MXH Facebook, một cô gái đăng bài viết ở chế độ ẩn danh (tạm gọi là N.) đã nhận được sự quan tâm từ mọi người.
N. cho biết cô sinh năm 1997, hiện chưa lập gia đình, sống cùng bố mẹ. Cô làm công việc văn phòng với thu nhập dao động 10 – 20 triệu đồng. Đây là mức lương mới được duy trì trong 3 năm gần đây.
N. khá buồn phiền về hoàn cảnh gia đình. Bố cô là người nghiện cờ bạc, chi tiêu hoang phí, không có trách nhiệm với gia đình, không có tiền tiết kiệm và không trân trọng đồng tiền. Vì thế nên mẹ N. rất vất vả, luôn là người nhẫn nhịn, chịu đựng để trả hết các khoản nợ của chồng.
Năm 2022, N. tiết kiệm được số tiền 100 triệu đồng. Nhưng ngay Tết năm đó, cô đã phải đưa gần hết số tiền cho mẹ để trả nợ cho bố. Hiện tại, mẹ N. vẫn đang chịu khoản nợ 600 triệu đồng từ ngân hàng, mỗi tháng phải trả gần 15 triệu đồng.
- 3 ”пҺu cầu” ƌàп ȏпg luȏп tҺícҺ pҺụ пữ cҺủ ƌộпg ƌòι Һỏι, cҺỉ có vợ dạι mớι ιm lặпg kҺȏпg dám пóι
- 2 Ьιểu Һιệп kҺι пgủ пҺιḕu пgườι cҺo là ЬìпҺ tҺườпg, ƌι kҺám Ьác sĩ lạι Ьảo: Uпg tҺư rồι
- Sớm maι tҺức gιấc tҺấү có 9 Ьιểu Һιệп, пҺaпҺ cҺȃп ƌι kҺám lẹ: Uпg tҺư ƌaпg ƌếп rấɫ gầп rồι
- Tιḕп cҺọп пgườι: 3 kιểu ƌược tιḕп tự tὶm tớι, PҺúc – Lộc – Tàι Һộι tụ
- Tôi si::nh con thứ 3 vẫn là con g::ái mẹ chồng không thèm nhìn mặt cháu, gh::ét con dâu như chan tương đổ mẻ. Tôi cứ tưởng chồng sẽ hiểu và thương vợ con. Ai ng::ờ 1 ngày tôi ch::ế::t trân khi bước vào căn phòng mà chồng với bồ chung sống. K::inh kh::ủng hơn họ đã có với nhau 1 cậu con trai kháu khỉnh, mẹ chồng chị còn thường xuyên tới đây thăm cháu. Ả ta lên mặt thá::ch th::ức: “Lo::ại đà::n b::à không biết đ::ẻ như chị, sớm muộn gì cũng bị đ::á ra khỏi cửa”. Tôi đã bị dồn tới đường cùng, chạy vào bếp cầm 1 cái bát otô quyết định cho cả nhà chồng và ả nhân tình 1 trận ê hề…
Cô gái trẻ bất lực: “Hàng tháng, mẹ không yêu cầu mình đưa tiền sinh hoạt gia đình nhưng đôi khi, mẹ hỏi tiền để trả nợ. Thỉnh thoảng, mình cũng đưa mẹ vài triệu đồng để trả nợ hàng tháng nhưng không đưa cả cục vài chục triệu đồng như trước nữa.
Đỉnh điểm hôm nay mẹ bảo mình rằng gần đến Tết, đưa mẹ mấy chục triệu đồng để lo việc. Mình vừa buồn vừa ấm ức vì mình đi làm vất vả mới có tiền. Mình đưa cho mẹ tiền thì mình không tiếc, nhưng mẹ cả đời tằn tiện, không dám ăn, không dám tiêu, chỉ lo cho chồng con, mà chủ yếu là nợ của chồng quá nhiều”.
(Ảnh minh hoạ)
N. tâm sự thêm, cô đã nói với mẹ rằng nếu mẹ cần tiền để trả nợ hoặc lo chuyện của bố thì cô sẽ không đưa, dù chỉ 1 đồng. Vì cô hiểu bố cô đã làm khổ quá nhiều người. Bản thân N. rất thương mẹ và khổ tâm, không biết giờ phải giải quyết thế nào.
“Tiền đưa bao nhiêu cũng hết mà không lo thì thấy mình bất hiếu”, N. ngậm ngùi kể.
Nghe xong câu chuyện của cô gái trẻ, nhiều người không khỏi xót xa, thương cảm. Cô gái trong câu chuyện thật đáng thương vì có người mẹ cam chịu, người cha cờ bạc, không có trách nhiệm với gia đình. Đáng lẽ gia đình luôn là điểm tựa cuộc đời của con cái, là chốn đi về bình yên cho các con, là nơi trút bầu tâm sự nhưng có lẽ với N. thì không. Cô càng trở nên mệt mỏi, kiệt sức khi quay trở về ngôi nhà. N. làm được bao nhiêu tiền gần như phải đưa cho mẹ để trả nợ cho bố.
Hoàn cảnh của cô thật khó có thể giải quyết vì cô là phận con, vẫn cần đặt chữ hiếu lên đầu. Hơn nữa, khi thấy mẹ phải đứng ra gánh khoản nợ lớn, cô càng thương mẹ và muốn san sẻ khó khăn với mẹ.
(Ảnh minh hoạ)
Phía dưới bài viết, nhiều cư dân mạng đưa ra lời khuyên cho cô gái trẻ:
– Khổ vì có bà mẹ nhu nhược. Chỉ có cách mẹ bạn và bạn rời xa bố thôi. Chứ đâu ai bỏ được trò đỏ đen.
– Bạn đã lo cho bố mẹ bạn nhiều rồi, giờ phải lo cho bản thân đi, hãy tiết kiệm tiền đi. Bạn cứ tiếp tục lo cho người khác chỉ khiến họ ỷ lại vào bạn.
– Bố mẹ độc hại quá, ra ngoài thuê trọ đi bạn. Hãy giải thoát cho mình đi.
– Bạn học cách từ chối và chỉ báo hiếu mỗi tháng một khoản cố định cho bố mẹ thôi. Vì tâm lý bố mẹ nghĩ bạn có tiền lo được nên ỷ bào. Giờ bạn nói với mẹ rằng con cũng đang nợ ngân hàng, không có khả năng trả nợ nữa, tiền sinh hoạt thì phụ 1 – 2 triệu đồng.tháng thôi. Tiền thì bạn để đó để phòng cho bản thân và để khi bố mẹ ốm đau còn dùng.