“Con nhận lương chưa? Cho mẹ vài trăm mua gạo” và câu trả lời của con gái khiến ai cũng sốc

Lam nổi tiếng học giỏi, có thể nói cái xóm đấy không ai có thể hơn được Lam về cái khoản học hành dù nhà cô không giàu có như những nhà khác. Bố mẹ Lam sinh 3 người con, hai anh chị đầu của Lam không được học hành đến nơi đến chốn nên chỉ đi phụ hồ kiếm sống qua ngày. Đến khi họ lập gia đình thì lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ăn chẳng đủ ăn nói gì phụ giúp bố mẹ. Thế nên mẹ Lam dù đã gần 60 vẫn cứ cạy cục đi làm thuê để lấy tiề.n nuôi Lam ăn học.

Bà cứ động viên Lam rằng cứ cố gắng mà học hành đàng hoàng đi, chứ không sau này chỉ có nước đi làm thuê giống bà mà thôi. Lam nghe lời mẹ dặn nên cứ cố gắng hết sức, cô được tuyển thẳng vào Đại học, trong suốt 4 năm trời Lam luôn đứng đầu lớp và còn nhận được nhiều suất học bổng của trường.

Mẹ Lam thấy con gái thành đạt, giỏi giang thì mừng lắm. Cuối cùng công sức cả đời bà bỏ ra cũng không bị Lam phụ, bà chẳng mong gì, chỉ mong con gái thoát cảnh chân lấm tay bùn, có một công việc ổn định, tự nuôi sống được bản thân mình là được.

Lam ra trường, xin vào làm phiên dịch cho một công ty lớn. Công việc của cô phải đi lại nhiều nhưng lương cũng cao, ngoài phiên dịch cô còn tham gia các dự án lớn của công ty nữa. Vì bận rộn nên chẳng mấy khi Lam về nhà, cô còn thuê luôn một phòng trọ gần công ty rồi sinh hoạt luôn ở đó cho tiện công việc.

Con nhận lương chưa? Cho mẹ vài trăm mua gạo và câu trả lời của con gái khiến ai cũng sốc - Hình 2

(Ảnh minh họa)

Thấy con gái thành đạt, bố mẹ Lam mừng lắm, ít nhất thì trong 3 đứa con cũng có đứa thoát được kiếp làm thuê. Nhưng lúc Lam thành đạt thì cũng là lúc bố mẹ cô già yếu. Mẹ Lam trước còn đi làm thuê chỗ này chỗ nọ được chứ giờ bà bị đau xương, nhức mỏi, đi lại còn khó khăn nữa là. Bố Lam thì nằm liệt giường đã 3 năm nay, mọi sinh hoạt của ông chỉ diễn ra trên chiếc giường đơn suốt ngày kêu cót két.

🍓 BÀI VIẾT LIÊN QUAN 🍓

Đùng một cái Lam lấy chồng, mà chồng xịn hẳn hoi. Chồng Lam là con nhà giàu, có biệt thự, xe hơi đầy đủ. Anh không khinh Lam nghèo, còn đến nhà Lam thăm hỏi bố mẹ hẳn hoi mặc dù Lam không muốn và giả vờ thoái thác mấy lần. Thế rồi cô lấy lý do bố mẹ không muốn rồi cấm chồng đến.

Từ ngày con gái lấy chồng, mẹ Lam cứ trông Lam về thăm nhà mãi, bà có đến nhà con gái mấy lần nhưng nhấn chuông mãi vẫn không có ai ra mở cửa. Bà muốn hỏi tình hình sức khỏe của con, cuộc sống mới của con, hơn nữa cũng muốn xin con gái ít tiề.n vì dạo này chả làm lụng được gì, chồng lại ốm dặt dẹo.

Nhưng đợi mãi vẫn chả thấy Lam về thăm bố mẹ, hôm nay nữa là đã tròn 6 tháng dù cùng ở một thành phố. Nghĩ vậy nên mẹ Lam đán.h liều đến nhà con gái rồi đứng chờ trước cổng.

Đến tối Lam đi làm về đã thấy mẹ mình đứng đó, mẹ Lam thấy con gái thì ngập ngừng:

– Lam à, con khỏe không?

– Con khỏe, mẹ đến đây làm gì thế?

– Con nhận lương chưa cho mẹ ít trăm mua gạo, nhà hết gạo ăn rồi. – Giọng mẹ Lam lí nhí.

Nào ngờ nghe câu đó xong Lam nổi điên. Cô nói oang oang:

– Mẹ hay nhỉ? Giờ gạo hết cũng gọi con à? Con là đại gia hay sao phải lo cả từng hạt gạo cho bố mẹ thế? Nhà chồng con giàu chứ con không giàu, mẹ đừng có xin xỏ kiểu đấy, chồng con biết lại không hay. Từ nay mẹ đừng có thế nữa đấy, làm con bực lắm.

– Nhưng nhà hết gạo ăn rồi, bố con…

– Kệ mẹ, mẹ tìm cách mà nuôi bố đi, giờ con có cuộc đời riêng của con, con còn phải chăm lo cho gia đình của con nữa.

– Mẹ… mẹ đau chân quá, không đi làm được.

– Tiề.n của làm ra đổ mồ hôi, sôi nước mắt chứ mẹ tưởng à? Mẹ cứ kêu than thế thì con biết làm sao? Bố mẹ đã không lo được đầy đủ cho con thì chớ, giờ còn đòi con phải cho cái này cái nọ. Thôi nhé, con không có đâu.

Nói rồi Lam đi vào nhà, khóa cửa cẩn thận, để mặc mẹ mình đứng ngoài. Nghe từng lời đứa con gái mình từng còng lưng đi làm thuê nuôi nó ăn học suốt 18 năm trời nói mà mẹ Lam không thốt nên lời. Nước mắt bà chảy dài, thổn thức. Vẫn nghe câu “nước mắt chảy xuôi”, “mười con không không nuôi nổi một mẹ” nhưng sao bà vẫn thấy xó.t x.a quá. Nhìn sang người chồng chỉ còn da bọc xương đang nằm chế.t đói ở trên giường bà càng khóc to hơn. Người ta bảo có con gái, nó lấy chồng gần có bát canh cần nó cũng mang cho mà sao số bà lại đau khổ thế này không biết?