Ngay khi cưới xong đã thấy chồng có vẻ không muốn mình quản lý chuyện tiền bạc của anh nên tôi cũng không đả động đến chuyện anh thu nhập cụ thể bao nhiêu.
Tôi chỉ liệt kê ra những khoản cần chi tiêu trong tháng và anh chấp nhận rằng anh sẽ lo những việc lớn và tôi cũng đồng ý.
Tôi thấy như thế cũng thoải mái vì nhiều khi đưa tiền cho vợ xong cuối cùng các ông ấy lại kêu tiêu gì tiêu lắm, vừa đưa đã hết… Rồi lại cãi nhau chuyện tiền nong.
Tôi và chồng ít về quê nên chuyện biếu hai bên nội ngoại là không có, chỉ tết về mới biếu bố mẹ. Còn thi thoảng tôi có mua đồ ăn và thuốc bổ gửi về cho bố mẹ đôi bên thôi.
Nhưng cho tới khi tôi bầu con gái đầu lòng (lấy chồng 1 năm rưỡi chúng tôi mới thả để có bầu) tôi mới hay rằng từ ngày cưới tới giờ tháng nào chồng mình cũng gửi tiền về cho nhà anh. Mỗi tháng đều đặn 3 triệu:
– Tháng nào anh cũng gửi tiền về cho ông bà nội đấy à?
- Đi làm về ,thấy con riêng của chồng đang nấu cơm mà tôi rơi nước mắt ! Tôi đi làm về sớm hơn chồng nên chứng kiến cảnh con trai vào bếp nấu ăn .Nhìn mâm cơm tuy đơn giản nhưng ấm áp ,tôi không khỏi cảm động …Khi tôi bước vào căn nhà nhỏ của mình hôm đó, ánh mắt tôi chợt dừng lại nơi căn bếp. Trước mắt tôi là một hình ảnh khiến tôi nghẹn ngào: thằng bé – con riêng của chồng tôi, đang loay hoay với đôi tay nhỏ bé nấu ăn. Dáng vẻ gầy guộc của cháu đứng bên bếp lửa, chăm chú lật miếng trứng trên chảo, khiến tôi như bị cuốn vào một cảm giác ấm áp lạ kỳ. Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi gặp thằng bé. Chồng tôi từng ly hôn, và cậu bé – con trai riêng của anh…
- Vì lấy chồng xa, nhà bố mẹ chồng neo người nên 9 năm qua, tôi mới chỉ về ngoại ăn Tết được 2 lần. Trong 2 lần đó thì có một lần chồng tôi vắng mặt vì lý do sức khỏe. Thật ra, chồng tôi chỉ hắt hơi sổ mũi bình thường chứ không bệnh tật nặng nề gì, có điều, thấy anh không nhiệt tình, tôi cũng không nài ép. Năm nay, nhà chồng em gái có việc nên mùng 4 Tết mới được về ngoại. Thương bố mẹ, con cũng đã lớn nên tôi đề xuất với chồng về ngoại ăn Tết từ ngày 29 đến mùng 3. Tôi tưởng, chồng sẽ thấu hiểu tâm tư của vợ mà đồng ý, nào ngờ, anh ngúng nguẩy đưa ra lý do hết h:ồ:n, đến bố mẹ anh còn lắc đầu ng:án ngẩm,
- Để пҺậп tҺưởпg ʟȇп ƌếп 5 trιệu ƌồпg, пgườι dȃп cầп ʟưu ý пҺữпg gì kҺι gửι cʟιp vι pҺạm gιao tҺȏпg cҺo CSGT qua app VNeTraffιc?
- Mặc vợ con đ:ói khát, chồng bán cả vàng cưới gom 100 triệu để xây mộ tổ tiên to nhất làng: “Không thể để nhà khác kh:inh nhà anh được”, ngày khánh thành mộ thì nhận tin s:ét đ::ánh…
- 20 dấu Һιệu uпg tҺư tҺườпg ьị pҺụ пữ ьỏ qua
– Ừ… Bố mẹ nuôi bao năm giờ làm có tiền phải báo hiếu chứ.
– Sao chẳng thấy anh nói gì với em và cũng chẳng thấy anh biếu xén gì bên ngoại thế?
– Sao anh phải nói với em? Anh đã bảo tiền của ai người đó tự quyết định mà, anh có cấm em biếu xén nhà ngoại đâu. Còn bên ngoại anh không biếu vì bố mẹ em nuôi em chứ nuôi gì anh.
– Anh… anh nói thế mà nghe được à. Cưới nhau rồi thì nhà nào cũng như nhà nào chứ, sao anh nói năng vô trách nhiệm thế.
– Sao không nghe được anh nói đúng mà.
Tôi ức mà không làm sao được. Mỗi lần tôi mua đồ gửi về đều bếu 2 bên nội ngoại như nhau. Tết tư cũng vậy, ai ngờ chồng mình thì phân biệt.
Ngày tôi sinh con mẹ chồng kêu mệt mỏi chưa lên với cháu được. Bà bảo cứ nhờ bà ngoại lên trước khi nào bà khỏe hơn bà lên.
5 tháng trời mẹ tôi bỏ cả công việc để lên chăm tôi và cháu là 5 tháng bà vất vả gầy mất 3 kg vì cháu quấy nhiều. Đêm đến cháu trằn trọc bú xong lại đi vệ sinh rồi nhiều hôm thức cả đêm. Thương con mẹ tôi toàn bế đỡ cháu cho. Chồng tôi chưa phải thức chăm con 1 đêm nào.
Ngày bà về cũng là những ngày cháu đã ngoan, mình tôi có thể chăm lo cho con được. Lúc mẹ về gọi là có chút đưa bà về mua quà cho mấy đứa cháu nhỏ ở nhà chứ tôi cũng không có nhiều, tôi đưa mẹ 2 triệu nhưng mẹ không nhận.
Tôi muốn đưa nhiều hơn nhưng vì không có nhiều tiền mặt, định bụng hôm sau sẽ gửi về biếu bố mẹ vài triệu nữa vì dù gì bà cũng chăm mình tận 5 tháng giời. Nếu bà ở nhà 5 tháng kia bà đi chợ cũng kiếm được khối tiền chẳng qua thương con thương cháu nên bà mới lên.
2 mẹ con đang đùn đẩy nhau thì chồng tôi nhìn thấy. Anh không nói gì lẳng lặng bỏ vào nhà. Sau tôi cứ ép mẹ lấy để trả tiền xe với về mua ít kẹo cho lũ trẻ con nhà anh trai hộ tôi.
Mẹ tôi tự bắt xe ôm ra bến chứ con rể cũng không đèo đi, tôi định gọi chồng thì bà ngăn lại: “Thôi bố nó đi làm cả tuần, nay mới được nghỉ để bố nó ở nhà chơi với cu Tít, mẹ bắt xe ôm đi ra bến xe cũng được”.
Nhưng lúc tôi quay vào thì anh đang ôm cái điện thoại chơi game chứ có thèm chơi gì với con đâu. Tôi cay sống mũi tiễn mẹ về, gọi xe ôm cho mẹ xong vào nhà định nói chồng mấy câu thì anh đã bảo:
– Tưởng bà lên chăm con cháu hóa ra cũng lấy tiền công à?
– Anh nói cái gì? đây là tôi biếu bà chứ không phải trả công? 5 tháng lên chăm con anh mẹ tôi gầy mất 3 kg đấy anh có biết không? 2 triệu may ra chỉ đủ tiền xe với vài con gà với ít kẹo bánh chứ đáng bao nhiêu mà anh bảo thế.
– Đã nói là lên chăm con chăm cháu giúp mà đưa tiền thì khác gì trả công cô còn cãi à.
– Anh là người anh có biết suy nghĩ không? Thế mẹ tôi lên chăm con cho anh rồi tự bay về quê được à. Bà còn phải đi xe ôm ra bến xe trong khi con rể nằm ì ở đây đấy. Mỗi tháng anh biếu mẹ anh 3 triệu thì từ giờ anh nhờ mẹ anh lên mà chăm con anh, đừng bao giờ hi vọng tôi nhờ mẹ tôi lên nữa nhá. Để mẹ anh lên chăm cháu, chăm con trai cho mẹ anh biết. Già rồi mà ăn nói như đứa con nít lên 3, đúng là thiện cẩn thiếu suy nghĩ.
– Ai bảo cô tôi thiếu suy nghĩ.
– Người có suy nghĩ chẳng ai nói như anh.
Bốp (Anh ta đánh tôi)
– Cô quá đáng vừa thôi.
– Người quá đáng là anh mới đúng, ki bo, bủn xỉn, cái loại chỉ biết nhà nội phân biệt đối xử, vô tâm quá đáng. Chẳng ai làm chồng làm rể mà như anh đâu. Anh nên nhớ anh cũng có con gái, sau này lớn lên nó lấy phải thằng chồng như anh, nhà ngoại chẳng thiết gì thì lúc đó anh mới trắng mắt ra.
Tôi điên lắm tôi xả cho bằng hết. Chồng cứng họng không nói được câu gì. Tôi đã gọi điện nhờ bà nội lên chăm cháu giúp và đang chờ xem mẹ chồng có lên không, nghĩ mà thương mẹ với bực chồng lắm các chị à.