Hàng xóm thȏi mà, ai sṓng sao thì mình sṓng lại như vậy, chẳng cần phải lấy lòng ai cả.
2 năm nay, cạnh nhà tôi có vợ chồng cô Nhi chuyển đến ở. Nhi nhỏ hơn tôi 3 tuổi, tính tình cũng tạm được, tuy không quá hiền lành nhưng cũng chưa đến mức xéo xắt quá mức. Cô ấy có tật ăn nói bộp chộp và tính toán. Ví dụ, cô ấy đi chợ giúp tôi một lần thì sẽ nhờ vả lại 2 việc gì khác cho công bằng. Lâu lâu biếu tôi được ít quả cam, cô ấy lại bảo đang thèm ăn táo. Nhắc khéo tôi mua táo tặng lại.
Tôi không thích kiểu sòng phẳng đó lắm. Nhưng nghĩ cũng là hàng xóm sát bên, “tắt lửa tối đèn” nhờ vả nhau nên cũng không muốn gây xích mích.
Nhi hay sang nhà tôi hỏi vay tiền. Gọi là vay nhưng tôi không bao giờ tính lãi. Tới hạn trả nợ, cô ấy xin khất thêm vài bữa, tôi cũng chẳng tính toán gì. Các con cô ấy sang nhà tôi chơi, tự ý lấy đồ ăn trong tủ lạnh, tôi cũng mặc kệ. Thậm chí, khi vợ chồng Nhi tăng ca, 2 đứa nhỏ còn sang nhà tôi ăn cơm tối và tắm rửa. Nhi bệnh, tôi thăm nom bằng sữa bột, tổ yến đắt tiền. Nói chung, tôi sống hết lòng với cô hàng xóm.
Tuần trước, tôi bị sốt xuất huyết, phải nằm viện điều trị một tuần. Khi về nhà, Nhi sang thăm nhưng chỉ đem vỏn vẹn chục trứng gà. Cô ấy còn ngồi kể lể, bảo trứng lên giá quá, mới hôm trước có hơn 20 nghìn/chục, nay đã lên gần 30 nghìn. Mua chục trứng mà tiếc tiền đứt ruột.
Ảnh minh họa
Tôi đang mệt, nghe Nhi nói mà bực bội. Tôi nói luôn: “Trứng mắc quá thì em đem về ăn đi, chị không ăn trứng. Lần sau sang chơi, đừng đem theo gì cả. Để tiền mà gửi ngân hàng cho chóng giàu”.
- TҺấү Һộρ cơm cҺáu gáι mɑпg ƌếп vιệп cҺo ȏпg пộι, cҺị cҺồпg tȏι tҺẳпg tɑү ƌổ vào tҺùпg rác rồι quát: “Nấu kιпҺ tҺế пàყ ɑι Ԁám ăп?”
- Bố chồng đi họp lớp về xách theo một túi bóng đen to đùng, thứ bên trong khiến mẹ chồng tái xanh mặt mày
- Sau 40 tuổι, có “3 Ьữa” kҺȏпg пȇп ăп, “2 gιấc” kҺȏпg пȇп пgủ mà Ьạп pҺảι gҺι пҺớ: “Lườι” một cҺút пҺưпg kҺoẻ mạпҺ sṓпg ʟȃu, aι cũпg пȇп tҺực Һιệп
- Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người. Nghe lời mẹ đẻ dặn dò, tôi mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn ở những địa chỉ uy tín, dự tính góp phần làm bữa cơm Tết ở nhà chồng phong phú hơn, việc nấu nướng cũng giản tiện hơn, để còn có thời gian làm việc khác. Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đập vào mặt tôi hoàn toàn khác. 2 đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà. Hóa ra, mẹ gọi xuống để dặn dò gà nhốt ở đâu, rau tươi nhổ chỗ nào, thịt bò ngăn nào, giò chả gói nào vị nào…, tóm lại là bàn giao cho tôi cái bếp. 3 ngày Tết của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Mẹ bảo cúng bái phải chỉn chu, thành tâm thì các cụ mới phù hộ độ trì cho. Quá mệt mỏi, tôi thẳng thắn thưa chuyện với bà, nhận lại đúng 1 câu của bà,
- 5 dấu Һιệu cơ tҺể ƌaпg ƌṓɫ mỡ cҺo tҺấү cҺúпg ta ƌaпg gιảm cȃп ƌúпg cácҺ
Nhi biết tôi nói móc mỉa, với bản tính cũng “không phải dạng vừa đâu”, cô ấy đốp lại luôn: “Vậy em về nhé, chị giàu rồi không ăn trứng, chứ em nghèo, quý quả trứng lắm”.
Nhìn Nhi ngúng nguẩy bỏ về, còn cầm theo chục trứng mà tôi nghẹn họng. Tôi sống với hàng xóm hết lòng. Hàng xóm sống lại với tôi “hết hồn”. Mới có mấy quả trứng thôi mà đã như vậy, nếu đụng chạm đến lợi ích lớn hơn, chắc Nhi “chơi tới bến” với vợ chồng tôi quá.
Hiện tại, vợ chồng Nhi còn đang nợ tôi 50 triệu, đã tới kì hẹn mà chưa trả. Có nên nhân dịp này đòi thẳng luôn rồi hủy kết giao hàng xóm không? Hàng xóm kiểu này, có ngày tôi tức quá mà tăng huyết áp.