Bṓ ƌɑu xót kҺι ρҺát Һιệп coп gáι Ьị cҺồпg Ьạo ҺàпҺ

Người ᵭàn ȏng ấy phát hiện con gái bị chṑng bạo hành khi cả nhà cùng ᵭi du lịch. Có lẽ con gái ȏng tin rằng, mắt ȏng khȏng thể nhìn rõ ᵭược cȏ trong ánh sáng biển ᵭêm nên vȏ tình ᵭể lộ 2 vḗt bầm tím. Ông ᵭau xót vì con gái cứ cười giải thích ᵭó là vḗt va ᵭạp, vḗt ngã.

Khi cả gia đình đi ăn cơm, ông đã ngầm “rung cây”, kể câu chuyện bạn ông đang chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kiện con rể bạo hành con gái, giải pháp trước mắt là đưa con gái về để đảm bảo an toàn.

Thật không ngờ, con rể ông nói: “Bố phải can bác ấy đi, không lại đổ thêm dầu vào lửa, không khéo mất con gái”. Ông cảm thấy việc con rể doạ bố vợ là chuyện ngược đời nên định sau kỳ nghỉ sẽ gặp riêng con rể nói chuyện để giải quyết dứt khoát chuyện này.

Nhưng ngay sáng hôm sau, con gái ông đã gặp riêng ông và nói ông đừng làm gì cả, cứ để hai vợ chồng tự giải quyết. Ông ôm con gái vào lòng, bảo con đừng chịu đựng một mình, hãy tâm sự với bố mẹ, bố mẹ luôn ủng hộ, bảo vệ con.

Con gái ông dứt khoát bảo, nếu ông muốn mọi chuyện yên ổn thì hãy để cô tự giải quyết. Lần đầu tiên trong đời ông cảm thấy bất lực.

Điều đầu tiên Thanh Tâm khẳng định, ông là một người nhạy cảm, quan tâm con gái chu đáo nên mới nhận ra tình trạng của con gái mình. Sự hiện diện và tình yêu thương như vậy của người cha là điều rất quan trọng trong lúc này đối với con gái.

Thanh Tâm hiểu đây là một tình huống khó xử nhưng ông không đơn độc và có những cách để hỗ trợ con gái mà không làm cô ấy bị tổn thương thêm. Trước tiên, vợ chồng ông cần hiểu rõ tình trạng của con gái.

Hành vi giấu giếm hoặc dứt khoát từ chối sự can thiệp của cô ấy có thể xuất phát từ cảm giác sợ hãi, tự trách bản thân, thậm chí là ám ảnh sau những lần bị bạo hành. Có thể cô ấy tin rằng “chịu đựng” hoặc “giải quyết một mình” là cách tốt nhất để giữ gìn gia đình hoặc tránh tăng mâu thuẫn vợ chồng.

Thực tế, nạn nhân của bạo hành gia đình thường rơi vào vòng xoáy tâm lý phức tạp, khiến họ không thể tự thoát ra được. Nếu thấy vợ chồng mình giúp con chưa hiệu quả, ông có thể đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.

Việc quan trọng của vợ chồng ông là tập trung vào việc xây dựng niềm tin và cảm giác an toàn cho con gái. Quan trọng là đừng ép buộc cô ấy. Sự ép buộc, dù xuất phát từ tình yêu thương, có thể khiến cô ấy cảm thấy áp lực hoặc bị cô lập hơn.

Thay vào đó, hãy khẳng định vợ chồng ông luôn lắng nghe và hỗ trợ cô ấy, đồng thời, nhắc nhở con về giá trị bản thân. Khẳng định với con rằng, bất kỳ hành động bạo hành nào cũng là sai trái và con xứng đáng được sống trong tình yêu thương và sự tôn trọng.

Thanh Tâm nhắc ông thận trọng khi giải quyết với con rể. Việc ông muốn nói chuyện thẳng thắn với con rể là hoàn toàn dễ hiểu.

Nhưng nếu không khéo léo, điều này có thể khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho con gái ông khi ông không ở bên cạnh. Nếu quyết định đối thoại, hãy bình tĩnh và tránh đổ lỗi trực tiếp.

Nếu tình trạng bạo hành vẫn tiếp diễn hoặc thấy con gái có dấu hiệu gặp nguy hiểm, ông cần có kế hoạch hành động. Hãy khuyến khích con gái ghi lại những dấu hiệu của tình trạng bị bạo hành qua tin nhắn, hình ảnh…

Đây sẽ là cơ sở quan trọng nếu cần sự can thiệp của pháp luật. Ông cũng có thể liên hệ với Công an, tổ chức Hội LHPN địa phương để hỗ trợ con mình. Khi cô ấy quyết định rời khỏi mối quan hệ này, hãy đảm bảo cô ấy có nơi trú ẩn an toàn.

Một điều quan trọng nữa là vợ chồng ông cũng phải chú ý chăm sóc sức khoẻ của mình. Việc chứng kiến con gái đau khổ có thể khiến vợ chồng ông cảm thấy kiệt quệ. Nhưng để hỗ trợ con gái tốt nhất, sức khỏe của vợ chồng ông phải tốt.

Vợ chồng ông có thể tìm người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để chia sẻ, tìm sự động viên.

Thanh Tâm khẳng định, sự hiện diện và tình yêu thương của ông là một nguồn sức mạnh lớn lao cho con gái. Hãy tiếp tục đồng hành cùng cô ấy, tạo ra không gian an toàn để cô ấy cảm thấy được bảo vệ và yêu thương.

Cùng với thời gian, sự kiên nhẫn và hỗ trợ đúng cách, ông sẽ giúp con gái vượt qua tình huống này một cách mạnh mẽ.